Ngày đăng: 30/08/2017  
Giới thiệu 
Trạm Y tế xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
 

 
 Thông tin chung: 
  1. 1- Tên đơn vị : TRẠM Y TẾ XÃ BÌNH LỢI 
    2- Địa chỉ: Ấp III, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 
    3- Điện thọai: 02513. 971085 
    4- Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Đồng Nai. 
    5- Email: tranmycan@gmail.com 
    6-Webs: ytevinhcuu.com 
7- Dân số: 8141 người
II- Thông tin riêng: 
1- Lãnh đạo và nhân viên trạm y tế: 
-  Trưởng trạm: YS Trần Mỷ Cẩn. 
Điện thoại: 0168 8608 325
- Nhân viên: 
+ ĐDTC Nguyễn Văn Hùng
+ ĐDCĐ Tống Thị Thu Hồng  
+ NHS TC Nguyễn Thị Kim Mỹ 
+ Dược Sỹ TC Nguyễn Thanh Tâm
+CBDS Trần Thị Thúy Vân 
2- Cơ cấu tổ chức trạm y tế: 
- Tổng số Viên chức: 06 
- Y sỹ: 01 
- ĐD cao đẳng: 01 
- ĐDTC: 01 
- Nữ Hộ Sinh trung học: 01 
- Dược sỹ  trung học: 01 
- Viên chức dân số : 01 
- Y tế thôn ấp: 5 
III- Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế: 
Điều 1. Chức năng 
1. Trạm Y tế xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã. 
2. Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. 
Điều 2. Nhiệm vụ 
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật: 
a) Về y tế dự phòng: 
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. 
- Giám sát,  phòng chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch. 
- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, y tế học đường, dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật. 
- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. 
b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh: 
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu. 
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật. 
- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. 
- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. 
c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản: 
- Triển khai các hoạt động chuyên môn, về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường. 
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật. 
d) Về cung ứng thuốc thiết yếu: 
- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định. 
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. 
- Phát triển vườn thuốc nam phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. 
đ) Về quản lý sức khỏe cộng đồng: 
- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính. 
- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường. 
e) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ: 
- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống. 
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. 
2. Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản: 
a) Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn ấp. 
b) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế ấp làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu  theo quy định của pháp luật. 
c) Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế ấp. 
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật
4. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân: 
a) Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã. 
b) Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã. 
5. Trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn: 
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt. 
b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt. 
6. Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương. 
7. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật. 
8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 
Căn cứ vào điều kiện, năng lực của trạm Y tế, trung tâm Y tế huyện trình Giám đốc Sở Y tế  trực thuộc Trung ương quy định trạm Y tế trên địa bàn được thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về khám bệnh, chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế. 
Điều 3. Tổ chức và nhân lực 
1. Tổ chức: 
a)  -Trạm Y tế xã có Trưởng trạm. 
b) -Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế theo quy định. 
c) - Việc, điều động viên chức làm việc tại trạm Y tế do Giám đốc trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương. 
2. Nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại trạm Y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của  xã  nơi có trạm Y tế. 
Điều 4. Mối quan hệ: 
1. Trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện. 
2. Trạm y tế xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. 
3. Trạm y tế xã có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở  xã và Trưởng ấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. 
IV. Quy mô, năng lực, trang thiết bị: 
Trạm được nâng cấp xây mới năm 2010 với diện tích  975 m2 gồm 14 phòng
Các phòng chức năng hiện có: 
+ Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe. 
+ Phòng sanh, phòng khám phụ khoa, phòng hậu sản, phòng KHHGĐ 
+ Phòng khám bệnh, phòng sơ cấp cứu, phòng lưu bệnh. 
+ Phòng Dược, phòng siêu âm, phòng nha, phòng xét nghiệm. 
+ Phòng trực, phòng y học cổ truyền. 
V. Tên các Thôn, ấp Trạm y tế đang quản lý: 
+ Ấp 1:  CTV   Lê Văn Tiến. 
+ Ấp 2:  CTV   Trần Văn Quản. 
+ Ấp 3:  CTV   Châu Văn Sơn. 
+ Ấp 4:  CTV   Nguyễn Thi Nga. 
+ Ấp 5:  CTV   Lê Hữu Phước.
VI. Máy móc trang thiết bị hiện có: 
Hiện tại Trạm y tế Bình Lợi đã được trang bị ghế nha, máy đo đường huyết  một số trang thiết bị y tế phục vụ chuyên môn theo quy định chuẩn quốc gia về y tế xã và thiết bị văn phòng thông tin liên lạc: 04 bộ máy Vi Tính, 03 máy in, đường truyền Internet cáp quang VNPT.
 VII. Các hoạt động, thành tích nổi bật và các hình thức khen thưởng của trạm y tế:  Bằng khen của các cấp... 
- Bằng công nhận chuẩn Quốc Gia về y tế xã năm 2015. 
         -Tổ chức tiêm chủng cho trẻ em hàng tháng theo lịch:
 
Stt Lứa tuổi Vắc xin chủng ngừa
1 Sau sinh
  • Bệnh lao
  • Viêm gan B
2 2 tháng   5 trong 1( liều 1) + Bại liệt ( liều 1)
3 tháng   5 trong 1( liều 2) + Bại liệt ( liều 2)
4 tháng   5 trong 1( liều 3) + Bại liệt ( liều 3)
3           9 tháng   Sởi ( mũi 1)
4 Từ 12 tháng Viêm não Nhật Bản  mũi 1
Viêm não Nhật Bản mũi 2 ( cách mũi 1 ít nhất 1 tuần)
5 Từ 18 tháng Sởi mũi 2( tiêm nhắc)
DPT mũi 4 ( tiêm nhắc)
6 Từ 24-36 tháng Viêm não Nhật Bản mũi 3
 
                                                   Trạm Y tế Bình Lợi
                                                     Điện thoại: 0251.3 971 085
                                                     Email: tranmycan@gmail.com
 
 
 
 

Từ khoá:  Trạm Y tế
Những bài liên quan
Trạm y tế xã Bình Hòa

Trạm y tế xã Bình Hòa

Trạm Y tế xã Vĩnh Tân

Trạm Y tế xã Vĩnh Tân

Trạm Y tế xã Hiếu Liêm

Trạm Y tế xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Trạm Y tế xã Thạnh Phú

Trạm Y tế xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Trạm Y tế Xã Tân Bình

Trạm Y tế Xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai



Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa