Ngày đăng: 20/09/2017  

Y TẾ HUYỆN VĨNH CỬU
Những chặng đường lịch sử

 
     Huyện Vĩnh Cửu thành lập ngày 29/8/1994, theo Nghị định số 109/CP của Chính phủ trên cơ sở đổi Thị xã Vĩnh An thành huyện Vĩnh Cửu. Huyện Vĩnh Cửu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc, huyện Vĩnh Cửu giáp với huyện Đồng Phú Và Bù Đăng của Bình Phước. Phía Nam giáp với TP Biên Hòa và huyện Trảng Bom. Phía Đông giáp với huyện Định Quán và Tân Phú. Phía Tây giáp với Huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Diện tích tự nhiên: 109.256 ha (1.091,99 km2, chiếm 18,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Dân số năm 2009: 125.692 người. Huyện Vĩnh Cửu có 10 đơn vị hành chính, gồm: Thị trấn Vĩnh An và 9 xã: Trị An, Thiện Tân, Bình Hòa, Tân Bình, Tân An, Bình Lợi, Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý. Trên địa bàn huyện có 3 lâm trường là Vĩnh An, Mã Đà và Hiếu Liêm. Vĩnh Cửu là địa bàn sinh sống của nhiều dận tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số, tiếp đến là ngườ Chơ Ro, Châu Mạ, Stiêng, Khmer, Chăm, Hoa, Nùng. Đời sống tôn giáo ở huyện Vĩnh Cửu, có Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, và một số tín ngưỡng dân gian khác. Huyện Vĩnh Cửu là một trong những địa bàn hình thành thôn làng từ buổi đầu người Việt đến khai phá nơi đây. Huyện Vĩnh Cửu được Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Bộ thành lập năm 1948. Năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm lập huyện Công Thanh, phần lớn huyện Vĩnh Cửu thuộc huyện Công Thanh. Sau khi đất nước thống nhất, huyện Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai, có 12 xã, dân số 29.961 người. Ngày 23/12/1985, Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 284-HĐBT thành lập thị xã Vĩnh An (gồm huyện Vĩnh Cửu và các lâm trường Vĩnh An, Mã Đà và Hiếu Liêm). Ngày 29/8/1994, theo Nghị định số 109/CP của Chính phủ đổi thị xã Vĩnh An thành huyện Vĩnh Cửu với các đơn vị hành chính trực thuộc như hiện nay (năm 2010).
     Huyện Vĩnh Cửu là nơi ra đời Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Biên Hòa (chi bộ Bình Phước – Tân Triều năm 1935), sau đó trở thành vùng kháng chiến kiên cường trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Phong trào học sinh chống Pháp cũng bắt đầu tại đây. Chiến khu Đ nổi tiếng có sự đóng góp quan trọng của lòng đất, lòng dân huyện Vĩnh Cửu. Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Cửu được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  Từ năm 1984, huyện Vĩnh Cửu được chứng kiến, tham gia cuộc ra quân thu dọn lòng hồ Trị An xây thủy điện Trị An. Nhà máy thủy điện Trị An có công suất 400.000 MW với 4 tổ máy, bắt đầu phát điện từ 1988, trở thành cơ sở công nghiệp sản xuất điện lớn nhất Nam Bộ.
   Trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, Chiến khu Đ là di tích lịch sử quan trọng, được xếp hạng Di tích quốc gia tháng 12/1998. Hệ thống địa đạo Suối Linh, địa đạo Căn cứ khu ủy Miền Đông và rừng tái sinh đang được tôn tạo, giữ gìn, thu hút nhiều người du khảo và tìm hiểu về lịch sử cách mạng.
 
     Huyện Vĩnh Cửu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hồ Thủy điện Trị An với diện tích 28.500 ha (trong địa phận Vĩnh Cửu là 16.500 ha), nơi lưu trữ nguồn nước chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực TP Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

 
* Phòng Y tế huyện Vĩnh Cửu.
     Trước năm 1975, trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu đã có Ban Dân y 24 được thành lập - hoạt động từ tháng 9/1965. Tháng 1/1969, để phục vụ lực lượng vũ trang, Ban Quân y đã được thành lập để cùng Ban Dân y phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe quân dân trong hoàn cảnh chiến tranh. Sau giải phóng, cùng với việc thành lập huyện Vĩnh Cửu, Phòng Y tế huyện Vĩnh Cửu cũng được thành lập, với 1 bác sỹ trưởng phòng và 2 y sỹ phó phòng làm nhiệm vụ cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn. Thời kỳ này, huyện Vĩnh Cửu đã hình thành hệ thống cơ sở y tế với 1 trạm xá 30 giường, 1 đội phòng dịch và sốt rét, 1 cửa hàng của cán bộ nhân viên gồm 21 người, 11 xã có trạm y tế. Mỗi trạm có 1 y tá và 2 nhân viên y tế điều dưỡng.
Ngày 23/12/1985, Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) ra Quyết định số 284-HĐBT thành lập thị xã Vĩnh An (gồm huyện Vĩnh Cửu và các lâm trường Vĩnh An, Mã Đà, Hiếu Liêm). Ngày 29/8/1994, thị xã Vĩnh An được đổi thành huyện Vĩnh Cửu theo Nghị định số 109/CP của Chính phủ.
Tháng 8/1996, Sở Y tế quyết định chuyển Bệnh viện khu vực Bình Thạnh thành Phòng khám ĐKKV Thạnh Phú để phù hợp với mô hình Trung tâm y tế huyện quản lý theo ngành dọc.
Từ năm 1999 đến 2004, Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu tập trung củng cố công tác khám chữa bệnh và điều trị tại tuyến bệnh viện huyện, triển khai các chương trình y tế quốc gia và đã được đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cả 2 lĩnh vực là phòng bệnh và chữa bệnh.
 
     Vào thời điểm năm 2007 trước khi Phòng Y tế huyện Vĩnh Cửu thành lập trở lại, ngành y tế huyện có 190 cán bộ, công nhân viên; trong đó 158 biên chế, 32 hợp đồng.
  • Khối bệnh viện có 60 giường bênh; có 75 người (trong đó có 11 bác sĩ); 2 Phòng khám ĐKKV là Phòng khám đa khoa khu vực Thạnh Phú và Phòng khám đa khoa khu vực Phú Lý: có 39 cán bộ (trong đó có 5 bác sỹ).
  • Trung tâm YTDP có 20 cán bộ (trong đó có 2 bác sỹ). Bộ phận quản lý hành chính công tác y tế: có 5 người (trong đó có bác sỹ). 12 Trạm y tế (có 54 người; trong đó có 6 bác sỹ). Có 69 nhân viên y tê thôn ấp. Năm 2007 có 9/12 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 6/12 trạm có bác sỹ. 04 trạm y tế được xây mới (Tân Bình, Bình Hòa, Hiếu Liêm, Mã Đà).
 
     Ngày 28/4/2008, UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 34/2008/QĐ-UBND thành lập lại Phòng Y tế huyện Vĩnh Cửu. Với chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Năm 2008, các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu có: Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu; 02 Phòng khám ĐKKV (Thạnh Phú và Phú Lý). 01 Trung tâm y tế huyện: 12 Trạm y tế xã, thị trấn. Có 11 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An, Hiếu Liêm, Trị An, Mã Đà, Vĩnh Tân, Thị trấn Vĩnh An) chỉ còn xã Phú Lý chưa đạt. Hoạt động y tế tư nhân: 60 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân.
Về nhân lực: Năm 2008, toàn huyện có 210 cán bộ công nhân viên (181 biên chế, 29 diện hợp đồng), trong đó, Bác sỹ CKI: 06; Bác sĩ đa khoa 20; dược sĩ đại học: 1; y sỹ, điều dưỡng: 85; y tá: 18; 24 hộ sinh trung cấp; 08 dược sĩ trung học; 13 dược tá; 07 kỹ thuật viên; 05 hộ lý; 23 nhân viên khác.
 
     Năm 2009; Nâng cấp, xây mới Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu (qui mô 120 giường bệnh); Xây mới Phòng khám ĐKKV Thạnh Phú và Trạm y tế xã Thạnh Phú, Trị An. Trang thiết bị y tế: đã trang bị 06 máy siêu âm cho 06 xã có bác sỹ. Trang bị kính hiển vi, Bộ cấp lưu động cho 04 Trạm y tế. Trang bị ghế Nha, dụng cụ Nha cho 06 Trạm y tế (xã Bình Hòa, Tân Bình, Thạnh Phú, Trị An, Vĩnh Tân và Mã Đà). Trạm y tế có bác sỹ định biên: 08 trạm. Giữ Vững 11 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An, Hiếu Liêm, Trị An, Mã Đà, Vĩnh Tân, thị trấn Vĩnh An) chỉ còn xã Phú Lý chưa đạt. Tổng số lượt khám bệnh: 162.734 lượt. Tổng số ngày điều trị nội trú: 31.665 ngày. Công suất sử dụng giường bệnh: 78,86%. Tổng số giường lưu bệnh: 170 giường.
 
     Phòng y tế đã làm tốt công tác quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong huyện. Ngành y tế  huyện đã tiến hành đồng loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh với đầy đủ các loại hóa chất, cơ số thuốc, vật tư phương tiện, tổ chức tập huấn về phòng chống dịch. Đã kịp thời phát hiện và xử lý, khống chế, không để dịch bệnh lan rộng. Mục tiêu phấn đấu của ngành y tế Vĩnh Cửu đến năm 2020 là từng bước hiện đại hóa mạng lưới y tế, mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ  y tế bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Phấn đấu đạt số giường bệnh từ 22,8 giường/vạn dân năm 2010 lên 28 giường/vạn dân năm 2015 và 32 giường/vạn dân năm 2020. Số bác sỹ từ 4,3 bác sỹ/vạn dân năm 2010 lên 5,5 bác sỹ/vạn dân năm 2015 và đạt 6,5 bác sỹ/vạn dân năm 2020. Giữ vững 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và 100% xã có bác sỹ. Đầu tư xây dựng mạng lưới cơ sở y tế từ cấp huyện đến cấp xã. Thực hiện xã hội hóa các dịch vụ y tế, kết hợp giữa y tế công và y tế ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong huyện.
* Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu
     Bệnh viên đa khoa huyện Vĩnh Cửu thành lập ngày 07/3/2007 theo Quyết định số 532/QĐ-UBND trên cơ sở chia tách Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu của UBND tỉnh Đồng Nai. Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, chịu sự quản lý toàn diện của giám đốc Sở y tế, chịu sự quản lý nhà nước của UBND huyện Vĩnh Cửu và sự hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện đa khoa tỉnh được Giám đốc Sở y tế phân công. Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
    Năm 2009, Bệnh viện đang trong giai đoạn nâng cấp, xây mới nhưng vẫn thực hiện đạt 78,86% công suất sử dụng giường bệnh. Bệnh viện đã cố gắng sắp xếp bố trí thêm buồng bệnh, bố trí cán bộ hợp lý nâng hiệu quả điều trị nhằm rút ngắn thời gian điều trị nội trú, tăng cường điều trị ngoại trú, bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ người bệnh, không để người bệnh phải mua thêm thuốc, vật tư trong thời gian điều trị. Thực hiện Đề án 1816 Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai hỗ trợ bác sỹ trong công tác hồi sức cấp cứu và điều trị nội khoa.    
     Phòng khám ĐKKV Thạnh Phú: tiền thân là Bệnh viện khu vực Bình Thạnh, là đơn vị trực thuộc Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu đang đóng triên địa bàn xã Thạnh Phú. Hằng năm Phòng khám được phân bổ chỉ tiêu 30 giường bệnh. Song do trang thiết bị hết sức giản đơn, cũ và lạc hậu nên chất lượng khám chữa bệnh chưa cao. Từ năm 2007, dự án cải tạo, nâng cấp Phòng khám Thạnh Phú với qui mô 40 giường bệnh, tổng số vốn đầu tư 19 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh đã được UBND  tỉnh phê duyệt. Sau 2 năm xây dựng, đến nay, công trình đã hoàn thành, theo tiêu chuẩn quốc tế: 6m2/bệnh nhân/giường bệnh. Mặc dù qui mô dự kiến ban đầu là 40 giường bệnh, chỉ tiêu giường bệnh từ năm 2009 đã được phân bổ là 40, nhưng có thể thực kê lên 100 giường bệnh. Sau khi sửa chữa, Phòng khám được tăng cường trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phòng khám đa khoa khu vực của Bộ Y tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế vẫn chưa đáp ứng được cho việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Về nhân lực: hiện Phòng khám có 30 cán bộ viên chức (21 biên chế, 9 hợp đồng), trong đó có 03 bác sỹ.
* Phòng khám ĐKKV Phú Lý:
Được thành lập từ ngày 06/01/1999. hoạt động với mô hình 02 chức năng. (chức năng của Trạm y tế và chức năng của Phòng khám ĐKKV) với quy mô 10 giường bệnh nhưng chỉ có 06 biên chế. Trưởng phòng khám là BS Hồ Văn Hoài (Từ năm 1999 đến 2011)
Tháng 11 năm 2011 Phòng khám Đa Khoa Khu Vực Phú Lý được xây mới và đi vào hoạt động có 20 giường bệnh. Hiện nay được trang bị máy siêu âm, X quang, điện tim xét nghiệm … Trưởng phòng khám là BSCK1 Trịnh Văn Phúc (Từ năm 2011 đến nay).
*Trung tâm DS & KHHGĐ huyện Vĩnh Cửu
     Trung tâm DS & KHHGĐ huyện Vĩnh Cửu là đơn vị sự nghiệp thuộc Chi cục  DS – KHHGĐ tỉnh Đồng Nai đặt tại huyện Vĩnh Cửu, được thành lập ngày 28/12/2009, theo quyết định của Giám đốc Sở y tế tỉnh Đồng Nai. Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Vĩnh Cửu có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, truyền thông giáo dục về DS – KHHGĐ trên địa bàn. Trung tâm chịu sự quản lý toàn diện của Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh Đồng Nai; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, truyền thông giáo dục của các Trung tâm liên quan ở cấp tỉnh và chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của UBND huyện Vĩnh Cửu. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng. Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Trung tâm theo sự phân cấp của Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh Đồng Nai. Tổ chức bộ máy Trung tâm, gồm các ban: Hành chính tổng hợp, Truyền thông và Dịch vụ DS – KHHGĐ. Giám đốc Trung tâm dân số là BS Phan Thị Hương.
 
* Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu
     Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu thành lập trên cơ sở đổi tên Trung tâm y tế thị xã Vĩnh An sau khi thị xã Vĩnh An được đổi thành huyện Vĩnh Cửu năm 1994.
     Trung tâm y tế dự phòng huyện Vĩnh Cửu trên cơ sở chia tách Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu. Sau 2 năm hoạt động, ngày 05/6/2009 UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 1590/QĐ-UBND đổi tên Trung tâm YTDP huyện Vĩnh Cửu thành Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu. Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở y tế Đồng Nai và chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, chịu sự quản lý nhà nước của UBND huyện Vĩnh Cửu và sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật của các trung tâm thuộc hệ dự phòng, các trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh và sự hướng dẫn của bệnh viện đa khoa tỉnh được Giám đốc sở y tế phân công. Năm 2009, tổng số lao động của Trung tâm có 31 người: trong đó có 02 BS.CKI, 03 bác sỹ; 09 y sỹ; còn lại là điều dưỡng trung cấp, nữ hộ sinh trung cấp, y tá sơ cấp, dược trung cấp, kỹ thuật viên xét nghiệm … Trong năm 2009, Trung tâm đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Chuẩn bị đầy đủ các loại hóa chất, cơ số thuốc, vật tư. Tổ chức các buổi giao ban tập huấn về phòng chống dịch, trực tiếp chỉ đạo các xã trọng điểm triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh: viêm đường hô hấp cấp, viêm đường hô hấp do virus cúm gia cầm, viêm não do virus, sốt xuất huyết và đặc biệt là công tác triển khai các nội dung của công tác phòng chống dịch cúm H1N1, tiêu chảy cấp nguy hiểm và dịch bệnh tay chân miệng.
 
     Năm 2010, Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu có 30 cán bộ. Trang thiết bị và cơ sở vẫn đang trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng nên còn chưa đáp ứng được việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Trung tâm y tế chưa có trụ sở làm việc riêng. Theo Quyết định số 2367/QĐ-BYT ngày 04/7/2007, trụ sở làm việc của Trung tâm y tế huyện sẽ được xây mới, dự kiến khởi công vào năm 2011. (nhưng do có kế hoạch sáp nhập, nên dự án xây dựng Trung tâm y tế mới không thực hiện)
  Trug tâm y tế được sáp nhập vào chung với Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu, được mang tên 
Trung Tâm y Tế huyện Vĩnh Cửu từ ngày 01/11/2016.  (TTYT huyện 02 chức năng)

Những bài liên quan
Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành

LỊCH TRỰC PHÒNG CHỐNG DỊCH DỊP TẾT DƯƠNG LỊCH

LỊCH TRỰC PHÒNG CHỐNG DỊCH DỊP TẾT DƯƠNG LỊCH

NHỮNG CÂU SLOGAN HÀI HƯỚC

NHỮNG CÂU SLOGAN HÀI HƯỚC



Đặt lịch khám bệnh
Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.


Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Dành cho Bệnh nhân
Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa

Liên kết mạng xã hội