Ngày đăng: 16/01/2012  

Bệnh Tự Kỷ (Autism) đôi khi còn được gọi là các Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ hoặc Các Chứng Rối Loạn Sự Phát Triển Toàn Thân. Tất cả các chứng này đều liên quan đến sự rối loạn về nhận thức và hành vi thần kinh và được thể hiện qua sự sút kém trong khả năng hoà nhập xã hội, sút kém trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như phi ngôn ngữ, và biểu lộ những chu kỳ hành vi hạn ché lặp đi lặp lại.

Bệnh rối loạn phổ tự kỷ thường xảy ra ở trẻ em hơn các bệnh khác như là ung thư, tiểu đường, nứt đốt sống, và hội chứng down. Do phương pháp pháp phát hiện lâm sàng được cải tiến, bệnh này đươc chuẩn đoán ở tỉ lệ khoảng 10-20 trên 10,000 hoặc một trên 500-1000 người. Tỉ lệ chau63n đoán bệnh tự kỷ ở phái nam tính trên phái nữ thường được báo cáo ở khoảng 3:1 hoặc 4:1. Những con số này khác nhau tùy thuộc vào chỉ số thông minh (IQ).

1. Những trẻ bị tự kỷ rất cần được yêu thương, giúp đỡ nhiều hơn nên cha mẹ và những người xung quanh cố gắng dành cho trẻ nhiều tình cảm, gần gũi, kiên trì giúp đỡ trẻ, cổ vũ trẻ và khen thưởng kịp thời với những tiến bộ của cháu.

2. Đặc biệt phụ huynh nên bắt đầu từ những cái mà cháu thích, chẳng hạn có những cháu thì thích chạy không chịu ngồi yên một chỗ, có những cháu thì thích ăn, có những cháu lại thích xoay những đồ vật… chúng ta nên tham gia vào “trò chơi” của trẻ mục đích là khơi gợi ở trẻ sự chú ý.

3. Phụ huynh nên nói nhiều về chính trẻ, chẳng hạn khi cho con đi chơi công viên có thể chụp hình, quay phim … tùy điều kiện sau đó cho trẻ xem và nói về những gì trẻ mới trải qua. Hoặc có thể ghi lại những hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của trẻ sau đó “nói chuyện” với trẻ, trẻ sẽ chú ý hơn.

4. Đặc biệt hạn chế cho trẻ xem tivi, chỉ cho xem những chương trình có lợi cho trẻ chẳng hạn như những phim hoạt hình ngộ nghĩnh, có những hình ảnh đẹp, tuyệt đối không xem quảng cáo vì quảng cáo là những hình ảnh và âm thanh “ảo” mà đa số trẻ tự kỷ dường như đã là một “thế giới ảo”.

5 Việc giúp một đứa trẻ tự kỷ hòa nhập được là việc lâu dài, tốn hao rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc do đó cha mẹ cũng nên thường xuyên thường xuyên bổ sung “năng lượng” cho mình để có sức khỏe và tinh thần tốt giúp cho trẻ lâu dài vì trẻ tự kỷ có thể phải rất nhiều thời gian mới dần dần mở ra được, nhưng khi các cháu đã mở thì thường tiến bộ rất nhanh. Tôi có cảm giác các cháu đang bù lại “những ngày để mất”.

6. Trẻ tự kỷ cần có một môi trường đầy đủ tình yêu thương của mọi người và sự giúp đỡ của tất cả các thành viên trong gia đình đặc biệt là cha mẹ. Do vậy phụ huynh nên đồng sức đồng lòng để giúp trẻ vì nếu thiếu tình thương và sự giúp đỡ của một trong hai người đều không có lợi cho trẻ – đặc biệt là người cha, vì không phải người đàn ông nào cũng dễ dàng chấp nhận “bệnh” của con và kiên trì cùng mẹ vợ mình giúp đỡ con.

7. Nên thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tham gia các khóa học ngắn hạn, các cuộc hội thảo, tìm thông tin trên mạng cũng như học hỏi kinh nghiệm của những gia đình có con tự kỷ khác.

BS.HOÀI SƯU TẦM ((Theo TYT) TYT)

Từ khoá:  Bệnh tự kỷ

Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h00 – 16h30
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu 24/24.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa