Ngày đăng: 22/03/2021  

Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3: Phòng chống COVID-19 không quên phòng bệnh Lao

 

Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh truyền nhiễm. Mặc dù bệnh lao có thể phòng ngừa và điều trị được nhưng mỗi ngày trên thế giới vẫn có hơn 4 nghìn người tử vong và gần 30 nghìn người mắc bệnh này. Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 quốc gia có bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 174 nghìn người mắc lao mới và 11 nghìn người tử vong do bệnh lao ở Việt Nam năm 2018.

Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng 

Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Người mắc bệnh lao không tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Cơ chế lây ở bệnh lao nguy hiểm hơn Covid-19 vì vi khuẩn lao có thể lây truyền theo đường không khí với các hạt mịn có kích thước từ dưới 5 micro mét, vi khuẩn lao lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Trong khi đó, Covid-19 hiện tại chỉ lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi.

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Đồng Nai đang tái khám cho một bệnh nhân lao.

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Đồng Nai đang tái khám cho một bệnh nhân lao.

Triệu chứng nghi ngờ bệnh lao phổi: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra có thể: Sút cân…., kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi “trộm” ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở. Những người có nguy cơ cao như người nhiễm HIV; người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em; người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn,...; người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào; người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hoá chất điều trị ung thư,… cần chú ý theo dõi sức khỏe.

Những người tử vong do lao chủ yếu là do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế mỗi người cần theo dõi sức khỏe hàng ngày, khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh lao cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa lao để thực hiện các xét nghiệm xác định sự tồn tại của vi khuẩn lao. 

Các biện pháp phòng bệnh lao 

Hiện nay, cả nước đang chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch Covid-19. Lồng ghép trong việc thực hiện thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế của Bộ Y tế trong phòng dịch Covid-19, người dân cũng cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh lao, biến hiểm họa Covid-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.  

Phương pháp phòng bệnh lao hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin HCG phòng lao cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi. 

Ngoài ra, bệnh lao là một bệnh xã hội, do đó cần xây dựng thói quen sống lành mạnh (có chế độ ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, thường xuyên rèn luyện thể chất, hạn chế uống bia, rượu, không hút thuốc lá…); cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc và làm trong sạch môi trường sống để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường và khi vào bệnh viện, những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh lao.

Với những người đang bị nhiễm lao cần tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh: Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho; không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên; thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn. 

BS.Hồ Thị Hồng (CDC Đồng Nai)


Những bài liên quan
Thông điệp truyền thông hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11”

Thông điệp truyền thông hưởng ứng“Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11”

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG UNG THƯ


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa