Những bệnh phụ khoa thường gặp
Bệnh lý phụ khoa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ tuổi dậy thì cho đến sau mãn kinh, bất kể đến tình trạng hôn nhân, sinh sản của người bệnh. Tuy nhiên, các yếu tố tuổi, tình trạng hôn nhân gia đình, dự định về sinh sản cũng như tình trạng sức khỏe và các bệnh lý nội, ngoại khoa hiện có sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán cũng như xử trí bệnh lý. Khám phụ khoa có thể thực hiện cho mọi độ tuổi, chứ không riêng dành cho những người đã lập gia đình.
Các bệnh thường gặp chia theo độ tuổi :
I Các bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì
1. Viêm nhiễm sinh dục: nguyên nhân thường gặp do việc vệ sinh không đúng cách, cũng như do dị vật (cọ xát của quần áo, sử dụng đồ lót không phù hợp, thói quen vệ sinh). Ký sinh trùng đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân thường gặp. Ngoài ra, nguyên nhân xâm hại tình dục cũng cần được lưu ý, đặc biệt khi thấy có những thay đổi tâm lý ở trẻ. Việc điều trị sẽ tùy theo nguyên nhân, dùng dường uống hay đường vệ sinh ngoài da.
2. Rối loạn kinh nguyệt: thường gặp dạng kinh nguyệt không đều, kinh thưa hay rong kinh. Rối loạn thường gặp trong 1-2 năm đầu sau lần kinh đầu tiên. Hạn chế điều trị bằng các thuốc nội tiết; nếu phải dùng, ưu tiên các thuốc có thành phần gần với tự nhiên và sử dụng ngắn hạn. Cần thông tin giúp bố mẹ và các em hiểu rõ cơ chế bệnh và an tâm tuân thủ điều trị. Thông tin về vệ sinh kinh nguyệt cũng nên được cung cấp cho các e
3. Rối loạn dậy thì: dậy thì muộn khi > 16 tuổi mà chưa có kinh; không dậy thì khi vẫn chưa hành kinh sau 18 tuổi. Tuy nhiên, tuổi hành kinh hiện có khuynh hướng hạ thấp. Cần xem xét sự tăng trưởng của trẻ cùng với các dấu hiệu giới tính thứ phát để xác định trẻ bắt đầu dậy thì chưa. Thông thường quá trình dậy thì bắt đầu tuần tự bằng sự phát triển của tuyến vú, hệ lông, chiều cao, hành kinh và cuối cùng là phát triển hoàn tất tuyến vú và hệ lông.
4. Khối u: thường gặp là u nang buồng trứng, có thể là bướu lành (u quái) hay ác tính. Phẫu thuật là điều trị ưu tiên. Thông thường, chẩn đoán lành hay ác tính chỉ dựa vào giải phẫu bệnh sau mổ; các dấu hiệu lâm sàng như tốc độ phát triển của u, kích thước và độ dính của u, tổng trạng hay một số xét nghiệm đặc biệt có thể hướng tới lành hay ác nhưng không cho phép khẳng định.
5. Xâm hại tình dục: nên nghĩ đến. Xử trí sau đó cần có thủ tục pháp y, điều trị viêm nhiễm và đặt vấn đề ngừa thai khẩn cấp nếu trẻ gần với độ tuổi hành kinh.
II. Các bệnh ở tuổi sinh sản: tình trạng quan hệ tình dục, nhu cầu có thai hay ngừa thai cần được biết đến để có thể điều trị kết hợp.
1. Viêm nhiễm âm đạo: khi chưa có quan hệ tình dục, cũng có thể có viêm nhiễm sinh dục giống như ở độ tuổi dậy thì, điều trị tương tự. Khi đã quan hệ tình dục, cần lưu ý xác định đây là viêm nhiễm thông thường hay là các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều trị viêm nhiễm không chỉ là loại trừ tác nhân gây bệnh mà còn loại trừ những yếu tố thuận lợi, những nguồn lây bệnh (điều trị bạn tình).
Cổ tử cung lộ tuyến có phải là bệnh? Đây là tình trạng sinh lý do thay đổi nội tiết trong cơ thể tuy nhiên có thể là điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm âm đạo. Chỉ điều trị khi lộ tuyến quá nhiều, thường xuyên viêm nhiễm.
2. Rối loạn kinh nguyệt: cần loại trừ yếu tố thai kỳ.
Rong kinh, rong huyết: đều có thể gặp khi thai giai đoạn sớm, thai dọa sảy, thai lưu. Nội tiết tố được sử dụng sau khi đã loại trừ nguyên nhân thực thể và các thuốc cầm máu thông thường không cải thiện được. Nạo lòng tử cung khi ra máu nhiều và cần lấy mô làm xét nghiệm.
Cường kinh hay thiểu kinh, chủ yếu theo đánh giá của bệnh nhân khi so sánh với các chu kỳ kinh bình thường. Băng kinh khi phải sử dụng 1 băng vệ sinh loại lớn trong 1 giờ, và trong hai giờ liên tiếp. Kinh thưa thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang .
3. Liên quan thai kỳ.
Luôn cảnh giác tình trạng có thai khi đã bắt đầu có quan hệ tình dục. Que thử thai có thể cho kết quả dương tính sau khi có thụ thai 7-10 ngày. Các dấu hiệu chức năng như thai hành, thay đổi vú, rối loạn tiêu hóa … sẽ khó nhận biết ở giai đoạn sớm hoặc ở người trẻ, con so chưa có kinh nghiệm.
Thai ngoài tử cung, thai trứng là hai bệnh lý luôn cảnh giác, khi có trễ kinh và rong huyết. Thai ngoài tử cung sẽ kèm theo đau bụng âm ỉ, xuất hiện sớm và kéo dài. Thai trứng thường biểu hiện triệu chứng muộn hơn, với tình trạng thai hành trầm trọng, bụng to nhanh và rong huyết muộn.
4. Khối u
U nang buồng trứng: thường không triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ qua khám và siêu âm. Có thể phát hiện khi gặp biến chứng như xoắn, hoại tử, vỡ do tình trạng cơn đau bụng kèm nôn ói khá điển hình cho xoắn buồng trứng.
Khối u do lạc nội mạc tử cung: thường kèm theo thống kinh, ngày càng tăng.
U xơ tử cung: là bệnh lý lành tính, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (khó đậu thai, dễ sảy thai, dễ sanh non, con nhẹ ký hay suy dinh dưỡng …) hay có thể gây thai bệnh lý (ngôi bất thường, chuyển dạ bất thường, nhau tiền đạo …) Bệnh thường không triệu chứng; có thể thấy bụng to, rong kinh, rối loạn đi tiểu – đi tiêu, thống kinh. Điều trị phẫu thuật sẽ lấy đi khối u, tuy nhiên có khả năng tái phát. Điều trị nội khoa thường mang tính tạm thời.
5. Bệnh lý ác tính: ung thư CTC, thân TC, vú, buồng trứng.. Có những yếu tố nguy cơ cho bệnh ác tính như tuổi, tình trạng nội tiết, tình trạng quan hệ tình dục, tình trạng viêm nhiễm, di truyền … Có thể phát hiện sớm với khám phụ khoa định kỳ, và trong giai đoạn này, hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Ung thư CTC | Ung thư TC | Ung thư vú | Ung thư BT | |
Yếu tố nguy cơ | Quan hệ tình dục, HPV |
Cường estrogen
Quanh tuổi mãn kinh |
Cuờng estrogen
Độc thân Ít cho con bú |
BT làm việc liên tục
Bẩm sinh |
Triệu chứng sớm |
Huyết trắng
Rong huyết |
Rong huyết, rong kinh | Khối u ở vú | |
Phát hiện sớm |
Pap’s smear
HPV định danh |
Nạo sinh thiết |
Tự khám vú
Nhũ ảnh, siêu âm vú Marker |
Siêu âm
CA125 |
Điều trị |
Khoét chóp
Phẫu thuật Phẫu + Xạ |
Phẫu thuật
Phẫu + Xạ |
Cắt khối u
Đoạn nhũ Đoạn nhũ tận Phẫu + Hóa + Xạ |
Cắt khối u
Cắt TC + BT Phẫu + Hóa |
Ảnh hưởng |
Sinh sản
Tình trạng nội tiết nữ |
Sinh sản
Tình trạng nội tiết nữ |
Thẩm mỹ
Chức năng vận động |
Sinh sản
Tình trạng nội tiết nữ |
6. Tật bẩm sinh
Thường các tật bẩm sinh trên đường sinh dục nữ đã có từ trước, có thể phát hiện ngay sau sinh hay trong thời niên thiếu, nếu các bác sĩ nhi khoa hay phụ huynh có quan tâm. Tuy nhiên, đa số trường hợp sẽ phát hiện trong giai đọan sinh sản do thấy dậy thì quá trễ, không thấy hành kinh dù có phát triển các đặc điểm giới tính thứ phát hay do nhu cầu sinh sản và quan hệ tình dục khi lập gia đình.
Có thể gặp các dạng tiên lượng tốt như vách ngăn âm đạo, tử cung đôi, tử cung hai sừng, bít màng trinh, đến những dị tật tiên lượng xấu cho chức năng sinh sản như không có tử cung, không có âm đạo hay rối loạn nội tiết sinh dục, á nam á nữ …
Để phát hiện sớm và có xử trí tích cực, nên quan tâm phát hiện ngay sau trẻ sinh ra đời và trong giai đoạn niên thiếu bằng cách quan sát bộ phận sinh dục ngoài và quan tâm sự phát
III. Các bệnh ở tuổi mãn kinh và quanh mãn kinh
Có thể gặp tất cả các dạng bệnh như giai đoạn sinh sản. Tuy nhiên, trong giai đoạn này còn có yếu tố tuổi già, các bệnh lý tuổi già làm cho việc xử trí có khó khăn hơn. Bệnh lý ung thư có thể là nguyên phát tại cơ quan sinh dục, cũng có khi là thứ phát do di căn từ nơi khác đến.
Các thay đổi tâm lý, tình cảm cũng như thay đổi về môi trường, công việc, hoàn cảnh gia đình trong giai đoạn này cũng có vai trò quan trọng trong xử trí một số trường hợp rối loạn.
1. Rối loạn tiền mãn kinh
Mãn kinh là thời gian tính từ sau khi không còn hành kinh trong 1 năm. Giai đoạn 1-2 năm quanh thời điểm hết kinh được gọi là giai đọan quanh mãn kinh và thường có nhiều rối loạn. Các rối loạn này có thể là cơ năng như hồi hộp, đánh trống ngực, rối loạn vận mạch, cơn bốc hỏa hay thực thể như viêm nhiễm niệu dục do thiểu năng nội tiết sinh dục nữ; cũng như là những thay đổi về tâm lý như cáu gắt, buồn rầu trầm cảm hay dễ nóng giận, trí nhớ sa sút …
Loãng xương, vốn đã bắt đầu với tình trạng mất xương sinh lý từ tuổi trung niên, sẽ tiến triển
2. Sa sinh dục
Tổn thương sàn chậu và các cấu trúc nâng đỡ cơ quan sinh dục nữ, do chấn thương lúc sinh hay do lao động, sẽ đưa đến sa sinh dục. Ở thể nhẹ, có thể chỉ là thay đổi thói quen đi tiểu, trằn nặng vùng hạ vị; nặng hơn là sa hẳn bộ phận sinh dục ra khỏi âm đạo, có thể kèm theo sa bàng quang, trực tràng hay ruột non … Điều trị phẫu thuật khi tình trạng sức khỏe cho phép sẽ cải thiện triệt để tình trạng này.
KẾT LUẬN
Bệnh lý phụ khoa rất đa dạng. Tuổi và tình trạng hôn nhân gia đình có thể giúp định hướng sơ bộ trong chẩn đoán. Chẩn đoán và điều trị bệnh với mục đích cuối cùng là đảm bảo sức khỏe trong đó có sức khỏe sinh sản. Nên khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe cũng như phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả các bệnh lý.hanh sau mãn kinh. triển giới tính thứ phát khi dậy thì.
Phòng và điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Khác với các phụ nữ, việc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở những bạn gái chưa từng quan hệ tình dục thường gặp khó khăn trong việc đặt thuốc âm đạo, cũng như các thủ thuật khác. Bên cạnh đó, do tâm lý e ngại nên nhiều bạn gái không đi khám mà thường tự điều trị dẫn đến tình trạng viêm nhiễm càng nặng và dễ chuyển sang mạn tính. Do vậy khi gặp các dấu hiệu như: Ra nhiều khí hư bất thường; Ngứa, đau rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ – âm đạo… các bạn gái nên đến đi khám tại các cơ sở y tế.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm nhiễm phụ khoa”.
- Tắm rửa thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), vệ sinh âm hộ hàng ngày, lau khô bằng khăn sạch.
- Luôn luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng những dụng cụ, khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo, âm hộ vì bất cứ lý do nào.
- Tránh mặc quần chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát, nên mặc quần lót chất liệu cotton, thay quần lót thường xuyên.
- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng qui định 4-6 giờ phải thay một lần.
- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, nước thải như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa.
- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín.
- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.