Ngày đăng: 07/06/2011  

Bệnh liên quan đến mắt

Làm việc nhiều với máy tính, bạn dễ bị căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, đau vai, gáy và nhất là suy giảm thị lực, trong đó suy giảm thị lực là bệnh hay gặp nhất.
 Day huyệt trên ngón tay cái để cải thiện chứng mỏi mắt
Trên ngón cái của chúng ta có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyệt Đại không cốt (ở giữa) và huyêt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái )
Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính. Huyệt Đại không cốt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt.
Các vị thường gặp chứng mỏi mắt mỗi ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần.
Phương pháp: kẹp ngón cái giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là được.
Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc, hoặc trong lúc đợi xe, đều có thể thao tác.
Các vị thường bị mỏi mắt nhưng lại khó ngủ sử dụng phương pháp trên sẽ dễ dàng tìm lại giấc ngủ.
Phương pháp trên cũng c òn có thể ức chế chứng đục thủy tinh thể do cao tuổi. 
Day bấm huyệt phòng, chữa suy giảm thị lực 
Làm việc nhiều với máy tính, bạn dễ bị căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, đau vai, gáy và nhất là suy giảm thị lực, trong đó suy giảm thị lực là bệnh hay gặp nhất. Dưới đây, xin giới thiệu cùng bạn đọc một phương pháp phòng và tự chữa bệnh suy giảm thị lực rất đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện để chữa bệnh cho bản thân và áp dụng trong gia đình.
Phương huyệt chủ yếu áp dụng trong phương pháp này là: Phượng nhãn, mục minh, quang minh.
Vị trí và tác dụng của huyệt
Phượng nhãn: Là kỳ huyệt (huyệt có tác dụng đặc biệt), vị trí ở đầu mút ngoài của lằn chỉ giữa ngón tay cái. Có tác dụng chữa bệnh suy giảm thị lực, quáng gà...
Huyệt quang minh.
Quang minh: Vị trí nằm ở bờ ngoài cẳng chân, cách đỉnh mắt cá ngoài đo lên 5 thốn, sát bờ trước xương mác ở cẳng chân. Có tác dụng điều can, minh mục (điều hòa tạng can, làm sáng mắt). Huyệt vị này thường được chỉ định chữa các bệnh về mắt như: bệnh suy giảm thị lực, quáng gà, teo thần kinh thị giác... Có thể phối hợp với huyệt hợp cốc, tình minh chữa bệnh suy giảm thị lực; Phối hợp với huyệt địa ngũ hội trị đau mắt; Phối hợp với huyệt phong trì chữa viêm thần kinh thị giác.
Mục minh: Theo quan niệm của Y học cổ truyền cũng là kỳ huyệt, vị trí nằm ở trước trán, là giao điểm của bờ chân tóc với đường thẳng nối từ con ngươi (đồng tử mắt) thẳng lên. Có tác dụng trị bệnh suy giảm thị lực, viêm kết mạc (đau mắt đỏ)...

Thủ pháp day bấm huyệt

Huyệt hợp cốc.

Bạn có thể dùng đầu ngón tay cái hoặc đầu ngón trỏ day bấm vào các huyệt vị nói trên. Khi kích thích huyệt phượng nhãn, có thể dùng vật có đầu tù như đầu bút, đầu đũa... day ấn vuông góc vào huyệt. Ở tư thế ngồi thoải mái, dùng đầu ngón cái day bấm huyệt quang minh 2 - 3 phút. Khi bấm huyệt mục minh, nên dùng cả 2 ngón tay trỏ day bấm cùng lúc vào 2 huyệt.
Huyệt phong trì
Hàng ngày có thể day bấm tác động vào các huyệt vị nói trên 1-2 lần. Mỗi huyệt vị day bấm 1- 3 phút. Hãy giành 10 phút mỗi ngày trước hoặc sau khi làm việc trên máy vi tính để phòng và tự chữa bệnh suy giảm thị lực này.
Kiên trì day bấm huyệt kết hợp với ăn các loại hoa quả có chứa nhiều carotene như cà rốt, cà chua, hồng, gấc... chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phòng và chữa căn bệnh suy giảm thị lực, góp phần nâng cao khả năng và hiệu quả công việc.
BS. Thanh Lan
Bệnh thoái-hoá võng mạc : nguyên nhân, phòng ngừa, chữa trị
Bệnh thoái-hoá võng- mạc (macular degenerescence) làm điểm vàng (tức là vùng giữa của võng mạc) suy-thoái dần dần làm cho mắt mất dần khả-năng nhìn chi- tiết ở vùng trung-tâm thị-giác. Thị-giác trung-tâm giúp chúng ta nhìn thấy rõ các chi-tiết khi mắt hướng thẳng vào vật nào đó và rất cần thiết khi chúng ta lái xe, đọc sách báo, nhìn diện-mạo người khác và khi phải nhìn gần lúc làm việc như khâu vá. Võng mạc là màng nhạy-cảm ánh sáng ở phiá đáy mắt và hoạt-động giống như phim ảnh của máy chụp hình. Nếu bị hư hại thì phim sẽ không thể ghi lại hình tức là “mắt không chụp đươc hình’.
Điểm vàng( macula ) của võng mạc thoái-hóa vì tuổi già. Những chất lắng cặn màu vàng hay trắng gọi là “drusen” phát-triển ở phía dưới điểm vàng của mắt bình thuờng khi mắt bắt đầu già. Các “drusen” này có thể dẫn đến thoái-hoá võng mạc.
Bệnh thoái-hoá võng mạc còn xẩy ra khi lớp biểu-mô sắc tố (retinal pigment epithelium) --- tức là lớp cách-ly võng mạc với lớp mach máu ở phiá sau võng mạc gọi là choroids --- không còn hoạt-đông hữu-hiệu. Điểm vàng cũng có thể bị các mạch máu mọc dưới võng mạc làm tổn thương.
PHÂN LOẠI
Có hai loại thoái-hoá võng mac: thoái hoá ướt do chất lỏng hay máu rỉ ra khỏi mạch máu hoặc thoái-hoá khô do võng mạc suy thoái
Thoái-hoá võng mạc khô
Đây là loại thoái hóa thông thườnng nhất. Võng mạc có chỗ bị suy thoái có chỗ không. Vì võng mạc không thể mọc lại hay lành lại nên tổn- thương sẽ vĩnh- viễn.
Hiện nay không có phương-cách nào phục- hồi thị-giác đã mất, nhưng bệnh-nhân không bị mù mà chỉ nhìn thấy vùng ngoại vi mà thôi.
Bệnh phát-triển chậm và đôi khi có thể ổn định.
Thoái-hóa võng mạc ướt
Loại thoái-hóa này ít xẩy ra Bênh phát-triển dần dần . Bệnh nhân không bị mù vì vẫn còn nhìn thấy vùng ngoại-vi. Đôi khi có thể trị-liệu để duy- trì một vài vùng thị-giác hữu-dụng
Loai thoái-hoá này xảy ra khi các mạch máu phát- triển phía dưới võng mạc dò rỉ máu và chất lỏng ra phía sau võng mạc. Chất lỏng, máu và các mạch máu có thể tiêu đi nhưng vùng thị-giác trung-ương thì bị tổn-thương vĩnh-viễn và có xẹo
Các bệnh khác của điểm vàng
Còn có những loại thoái-hoá võng mạc xẩy ra cho nhũng bệnh-nhân còn trẻ tuổi Loại này rất hiếm thường ra là do di-truyền hay nhiễm khuẩn hoặc viêm xưng gây nên bởi những bệnh khác như tiểu-đường.
NGUYÊN-NHÂN VÀ CÁC YẾU-TỐ RỦI RO
Cho tới nay nguyên nhân gây nên thoái-hóa võng mac chưa đươc biết rõ nhưng có nhiều triển- vọng là do di-truyền. Ngoài ra các yếu tố khác có thể là hút thuốc, chế-độ ăn uống và tác-dụng lâu dài của ánh nắng mặt trời.
Thoái-hóa võng mạc thuờng xẩy ra cho nguời dân Châu Âu trên 55 tuổi
TRIỆU-CHỨNG VÀ DẤU HIỆU
Các triệu-chứng và dấu hiệu của thoái-hóa võng mạc như sau
-thị-giác trung-ương bị mờ.- khó khăn khi đoc và làm những công việc đòi- hỏi phải nhìn chi-tiết
-thi-giác trung-ương bị mất- mắt chỉ thấy tối đen hay khoảng trống ở vùng trung- ương thị-giác
-thị-giác trung-ương bị méo- mắt nhìn vạch thẳng thành cong
Nên biết là thị-giác chu- vi của mắt vẫn bình thường
CHẨN- ĐOÁN VÀ KIỂM –TRA
Bác-sĩ nhãn- khoa khi khám mắt sẽ nhìn thấy những thay đối đặc-tính của võng mạc mắt
Bác sĩ cũng có thể kiểm-tra bệnh thoái-hoá võng mạc với ô kẻ Amster (Amster grid). Nếu muốn, bạn cũng có thể tự kiểm tra lấy .
Khi thử mắt với ô kẻ Amster. bạn phải đeo kiếng hoặc mang thấu-kính tiếp-xúc (contact lens) như bình thường vẫn dùng khi đọc. Nếu đeo kiếng hai tròng, bạn phải nhìn qua phần đọc gần của kiếng. Bạn cầm ô kẻ Amster cách mắt đủ để có thể đọc thoải mái (thông thường lối 35 cen-ti-mét ) và chú- tâm nhìn vào điểm chính giữa cuả ô kẻ. Đánh dấu trên ô kẻ những vùng bạn nhìn thấy mờ, méo cong hay trống rống để cho bác-sĩ tiện theo dõi sự tiến triển của căn bệnh.
Nếu bác- sĩ nhãn- khoa khi kiểm tra thấy võng mạc có biến-đổi thì phải dùng phép chụp tia X mạch huỳnh- quang (fluorescent angiogram) để quan-sát võng mạc xem thoái-hóa võng mạc có thuộc dạng trị-liệu đươc hay không. Trong phép quan-sát này một chất mầu (dye) đươc chích vào mạch máu và sau đó người ta sẽ chụp một loạt hình ảnh của võng mạc
CÁCH PHÒNG NGỪA
Những người mà gia-đình đã có bệnh-án về thoái-hóa võng mạc hay thị-giác có vấn-đề cần phải khám mắt đều đặn từ khi 45 tuổi trở đi. Như vậy bệnh có thể đươc phát-hiện sớm và tri-liệu hữu-hiệu hơn.
Mặc dầu thoái-hóa võng mạc không thể phòng ngừa được, nhưng người ta có thể làm bệnh chậm phát -triển nếu:
- không hút thuốc lá và tránh khói thuốc.
- tránh tiếp xúc với bức-xạ tử-ngoại bằng cách đeo kiếng lọc 100% bức xạ này
- ăn uống đúng mức đặc- biệt cân- bằng về vitamin, khoáng chất, và rau tươi
- tập thể dục đều đặn
Hiện nay công- cuộc nghiên-cứu về các gien gây thoái-hóa võng mạc đang được tiến- hành.
TRỊ LIỆU
Hiện nay chưa có phép trị-liệu nào cho thoái-hóa võng mac khô. Tuy nhiên đối với một số bệnh nhân , các chất dinh-dưỡng bổ- sung có chứa vitamin lutein và một số nguyên-tố vi-lượng như zinc và selemium có thể làm chậm sự phát-triển của bệnh.
Đối với thoái hoá võng mạc ướt nếu được phát- hiện sớm thì trong một số trường-hợp có thể trị bằng phép quang đông laser ( laser photocoagulation) để hàn các mạch máu bị rò rỉ và ngăn chặn các mạch này khỏi tăng-trưởng. Phương- pháp này dù có thành- công nhưng vẫn để lại những sẹo và một điểm mù trong vùng trị liệu.Thị- giác thường ra không cải- thiện mà đôi khi còn tồi- tệ hơn trước khi chữa trị nhưng có lợi-ích là làm bệnh chậm phát-triển.
Trong trường- hợp khiếm-thị một phần do thoái hóa võng mạc thì phương- pháp “phục-hồi thị-giác kém” có thể giúp bệnh nhân thích-ứng bằng cách:
-điều chỉnh ánh sáng trong nhà
-dùng thiết-bị trợ thị- giác có kèm tiếng nói
-tìm người có thị-giác tốt giúp đỡ trong sinh- hoạt hàng ngày.
Phương-pháp này giúp bệnh-nhân có thể sử- dụng tốt phương-tiện chuyên chở công- cộng và sinh sống gần như bình thuờng nhờ sự hỗ trợ của thân-nhân, bạn bè. 
Vài điều nên biết về bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) là bệnh tăng áp suất bên trong mắt làm cho nhãn cầu cứng lại ép lên dây thần kinh mắt , làm giảm độ tinh tường của thị giác và có thể dẫn đến mù loà.. Hiện nay khoảng 5 triệu người tại Bắc Mỹ bị bệnh này, nhưng hơn phân nửa không biết vì không có triệu chứng gì báo trước.
Phương pháp dò tìm mới
Nhóm bác sị tại bênh viện Maisonneuve-Rosemont ( Montréal) đã phát minh vào năm 2006 một phương pháp dò tìm mới cho bệnh tăng nhãn áp
Bác sĩ Mark Leak đã phát hiện vai trò của một cấu trúc đáy mắt gọi là “lame criblée” trong sự phát triển bệnh tăng nhãn áp. Các nhà khảo cứu đã nhận thấy rằng phần cấu trúc này ít cứng hơn đối với những người mà dây thần kinh mắt có rủi ro cao bị hư hại. Chính sự suy giảm về độ cứng của cấu trúc này cũng giúp giải thích tại sao dòng máu trong mắt chảy không đều và làm cho bệnh nặng thêm.
Theo bác sĩ Mark Leak thì nhờ phát minh trên nguời ta có thể xác định tốc độ tăng triển của căn bệnh và trị liệu kịp thời
 1-chambre postérieure-humeur vitrée ( hậu thất- thủy tinh dịch) 7- chmbre antérieure-humeur aqueuse ( tiền thất- thủy dịch) 18- Point aveugle (điểm mù) 19-lame criblée 20- artère rétinale (động mạch võng mạc) 21-veine rétinale (tĩnh mạch võng mạc) 22- dây thần kinh mắt (nerf optique) 30- retina (võng mạc)
Ảnh hưởng của việc sử dụng máy điện toán
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Toho (Nhật)cho biết là nhìn chăm chú và mỗi ngày vào màn ảnh máy điên toán trong nhiều giờ có thể gây bệnh tăng nhãn áp.
Theo nhóm nghiên cứu này thì có sự liên hệ giữa việc thường sử dụng máy điện toán với sự rối loạn thị giác và bệnh tăng nhãn áp. Ảnh hưỏng cũng còn trầm trọng hơn đối với những người bị cận thị vì phải nhìn sát gần màn ảnh
Ảnh hưởng của việc tập nâng tạ
Các nhà khảo cứu Ba-tây cho rằng những người thuờng tập nâng tạ có rủi ro cao bị tăng nhãn áp. Nghiên cứu chứng tỏ rằng nhãn áp tăng trong khi tập ,đặc biêt là lúc mà người tập giữ hơi trong lồng ngực khi nâng tạ lên.Sở dĩ như vậy là vì bệnh tăng nhãn áp thông thuờng xẩy ra đối với những người mà nhãn áp thường hay thay đổi
Cách trị liệu mới
Nhóm bác sĩ Paul Harasymowycz tại Bệnh viện Maisonneuve-Rosemont (Québec) vừa thực hiên ca giải phẫu đầu tiên giảm áp suất bên trong mắt mà không cần khoan lỗ vào thành nhãn cầu.
Kỹ thuật giải phẩu này có tên là canaloplastie (thủ thuât tạo hình ống) có ít rủi ro hơn và mắt bệnh nhân cũng chóng hồi phục hơn
Trong mắt có một chất lỏng gọi là thủy dịch ( humeur aqueuse). Dung dich này lưu chuyển tới các phần khác nhau của mắt. Nhưng có nhiều khi dung dịch này chảy không đúng và tạo áp lực lên mắt. Tình trạng này làm tăng độ cứng của nhãn cầu , gây sức nén lên dây thần kinh mắt và làm giảm thị giác có thể dẩn đến mù loà
Theo thủ thuật truyền thống goi là trabéculectomie thì bác sĩ sẽ khoan một lỗ vào thành nhãn cầu để tạo một van giúp thủy dịch thoát ra và giảm nhãn áp. Phép này có thể gây biến chứng như chảy máu mắt, nhiểm độc, nhãn áp hạ thấp, thủy tinh thể bị đục
Trong thủ thuật tạo hình ống (canaloplastie) bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để có thể tiếp cận một ống dẫn lưu trong mắt. Một ống thông vi ti đươc luồn cho chạy quanh mống mắt làm nở rộng ống dẫn lưu chính và các ống thu lưu nhỏ hơn nhờ vào một chất giống như keo gọi là viscoelastic. Saukhi ống dẫn lưu nở rộng, ống thông vi ti đươc rút ra và một mũi khâu sẽ đươc thắt lại bên trong ống dẫn lưu để giữ cho ống này đươc luôn luôn mở. Lợi điểm của thủ thuật này là không để lại sẹo nhiều, không gây biến chứng và bệnh nhân sẽ có thể giảm hoặc bỏ hẳn thuốc.

BS Hoài sưu tầm ((Theo Sưu tầm) Sưu tầm)


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa