Ngày đăng: 18/09/2011  

Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Bệnh “tay, chân, miệng” biểu hiện ra sao, có nguy hiểm không, phòng chống thế nào? Bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - cho biết:

- Bệnh “tay, chân, miệng” do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm coxsackieviruses và enterovirus 71 gây ra, có thể thành dịch. Biểu hiện chính của bệnh là có tổn thương bóng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tăng cao vào tháng 2-4 và tháng 9-12 hằng năm. Bệnh dễ chẩn đoán lầm với bệnh rubella, dị ứng, thủy đậu, nhiễm trùng da.

+ Có phải cứ bị bệnh “tay, chân, miệng” là bị viêm não?

- Không phải. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ dưới 1% trên tổng số mắc ở cộng đồng là có biến chứng viêm não. Bệnh được chia làm bốn độ, khi mắc bệnh ở độ 1 chỉ cần điều trị ngoại trú bằng thuốc hạ sốt, giảm đau, vệ sinh răng miệng cho trẻ, nghỉ ngơi, tránh kích thích, tái khám 1-2 ngày/lần trong vòng bảy ngày đầu khi bệnh. Theo dõi trẻ thật sát, nếu có dấu hiệu nặng như sốt cao từ 39OC trở lên, giật mình, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, thở mệt... phải đưa đến bệnh viện tái khám ngay.

+ Làm thế nào để phòng chống được bệnh “tay, chân, miệng”, thưa bác sĩ?

- Với bệnh “tay, chân, miệng”, đến nay vẫn chưa có văcxin phòng bệnh, nhưng vẫn có thể phòng bệnh hiệu quả bằng cách phải rửa tay sạch sẽ bằng xà bông: rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; đối với người lớn rửa tay sau khi thay tã, mặc tã cho trẻ, sau khi dọn dẹp phân, nước tiểu của trẻ, trước khi chăm sóc một bé khác cũng phải rửa tay sạch.

Rửa thật sạch đồ chơi, chén, muỗng, ly... uống nước của trẻ. Lau chùi, khử trùng sàn nhà, nhà vệ sinh bằng xà bông hoặc chloramine khi có phân, nước tiểu của trẻ dây ra. Khi trẻ bị bệnh “tay, chân, miệng” cần cho nghỉ học và cách ly ở nhà. Thực hiện ăn chín, uống sôi.

Thu Hằng ((Theo Vietbao ) Vietbao )

Những bài liên quan
BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm do vi rút thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em do vi rút thuộc nhóm enteroviruses gây nên

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

Thông điệp phòng chống bệnh bạch hầu

Thông điệp phòng chống bệnh bạch hầu


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h00 – 16h30
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu 24/24.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa