Cây cát lồi
Cát Lồi còn có tên, Mía dò, Ðọt đắng,Tâu chó,Củ chóc. ..
Cây thường mọc hoang rất thích hợp thủy thổ nước ta, nơi đất ẩm cây tươi tốt thu hái quanh năm, lá thân rễ không chỉ dùng làm thuốc còn dùng làm rau ăn bổ mát. Cát lồi cao chừng 50-80 cm, thân mềm xốp Cây dễ trồng hoa đẹp
Tên khoa học: Costus speciosus (Koenig) Sm, thuộc họ Mía dò - Costaceae.
Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc vào kinh can, tâm, tỳ, thận.
Tành phần hóa học: Trong thân rễ có chủ yếu là các hydrat cacbon, các chất albuminoid. Từ rễ khô chiết được các chất diosgenin, tigogenin và một số saponin khác. Thân rễ Cát lồi có thể là một nguồn chiết xuất diosgenin.
Theo dân gian Việt Nam, mía dò dùng để chống viêm, chữa các bệnh như sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh. Ngọn và cành non còn tươi nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai, làm mát gan, giảm đau nhức (Lạng Sơn). phù thũng, tiểu buốt gắt, viêm tiết niệu, xơ gan bụng chướng, ho khan, viêm phế quản,
Cát lồi là một trong các loại rau thường được dùng với bánh xèo Nam bộ.
Cây được dùng từ xưa trong hệ thống y học Ayurveda, theo đó thân rễ dùng để trị sốt,chứng phát ban, hen suyễn, viêm cuống phổi. Trong Kama Sutra, nó được nhắc tới như một thành phần mỹ phẩm bôi lên lông mi để tăng sự thu hút về mặt tình dục.
Ở Ấn Ðộ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun.
BÀI THUỐC CÓ DUNG CÁT LỒI:
Chữa viêm thận phù thũng viêm tiết niệu: Cát lồi cả 30g, rễ tranh 20g sắc uống
Chữa ho gà: Cát lồi, rau sam mỗi vị 100g sắc nước uống.
Chữa cảm sốt: Cát lồi 100g, lá tre tươi 20g, gừng tươi 14g sắc nước uống.
Chữa mụn nhọt (do huyết nhiệt): Cát lồi cả cây 100g, sắc hước uống. Có thể giã nhỏ đắp sưng tấy hoặc nấu nước tắm rửa trị mẩn ngứa.
Ở Ấn Ðộ, người ta còn dùng rễ trị rắn cắn. Có nơi nhân dân dùng cành lá tươi đem nướng, vắt lấy nước hay giã lấy nước chữa đau tai, đau mắt.
Thông tin liên hệ
Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024
Liên kết mạng xã hội