Hoa dủ dẻ ở nước ta là loại cây hoa dại thường mọc ở ven rừng, thường ra hoa vào tháng 6 hàng năm với mùi thơm rất dễ chịu.
Theo Đông y, hoa dủ dẻ có tính ấm nên có tác dụng tốt trong việc giảm đau, mạnh tỳ vị, dùng cho bệnh nhân viêm gan, viêm thận.
Dưới góc độ của y học hiện đại, hoa dủ dẻ là loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, trị tiêu chảy, sốt rét...
Các bài thuốc từ hoa dủ dẻ còn được các tài liệu nước ngoài ghi chép lại. Người ta dùng hoa dủ dẻ sắc lên để cho phụ nữ khó sinh uống. Người ta cũng dùng rễ và lá để trị đau dạ dày, trướng bụng, đau bụng.
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ hoa dủ dẻ được dân gian truyền nhau mà mọi người có thể tham khảo.
Bài thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Rễ hoa dủ dẻ và cây kim ngân (ảnh) mỗi loại 30g đem sắc lên và uống trong ngày đến khi hết bệnh.
Khi bị mất ngủ và căng thẳng thần kinh, bạn hãy phơi khô hoa dủ dẻ sau đó hãm như hãm chè để uống trước khi đi ngủ.
Chữa đau nhức xương khớp: Bạn có thể kết hợp các vị thuốc bao gồm: rễ hoa dủ dẻ, rễ gắm, rễ rung rúc, rễ bướm bụng, vỏ thân ngũ gia bì chân chim, mỗi vị 80g; rễ sâm nam, rễ ô dược, rễ cỏ xước, rễ bướu bạc, tầm gửi, rễ tầm xuân, rễ bạch đồng nữ, cây dâu, mỗi vị 40g; cả cây roi ngựa, rễ chỉ thiên, mỗi vị 20g.
Đem tất cả các vị thuốc này phơi khô và ngâm với rượu trắng khoảng 30 ngày và uống. Nếu có thời gian ngâm càng lâu càng tốt.
Uống liên tục rượu thuốc này mỗi ngày 2 lần khoảng 10 – 15ml được cho là có hiệu quả rõ rệt.
Đu đủ non được biết đến là một loại quả dùng trong bữa ăn với nhiều cách chế biến khác nhau. Tuy nhiên, ngoài việc làm thực phẩm, đu đủ non còn có tác dụng không ngờ với những vết rắn cắn.
Thông tin liên hệ
Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024
Liên kết mạng xã hội