Ngày đăng: 01/10/2017  


Dây cứt quạ

Đại cương :

Dây cứt quạ là một giống thân thảo, tiểu mộc và những loài cây nhỏ gần như leo mọc trong những vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới trên thế giới. Những dây cứt quạ được dùng cho mục đích y học

Cây thường mọc trong vùng Ấn Độ, Mả Lai ở những nơi đất hoang, bãi trống và trong những trảng, rừng tái sinh nhất là những nơi mà dân tộc du mục đốt phá san bằng làm rẫy, ở khắp nơi miền nam và trên cao nguyên, từ vùng thấp đến vùng cao 1000 m.

Thu hoặch các bộ phận quanh năm, đọt dùng để nấu canh .

Thực vật và môi trường :

Nguồn gốc : Đông nam Á

Mô tả thực vật :

Cỏ bò, có thân mảnh, phân nhánh nhiều, vòi đơn.

 có phiến có hình năm góc, nhám nhám, mép lá dợn sóng như răng, dài 4 – 6 cm, rộng 3 – 5 cm, có tuyến và lông thưa, cuống lá có lông dài 3 – 4 cm, .

Hoa, đồng chu, có nghĩa là hoa đực và hoa cái cùng một dây.

Hoa đực gắn thành chùm, mọc ở nách lá, có lá hoa kết lợp, vành trắng rộng 3 cm, bao phấn dính nhau, uốn cong chữ S, chót có mũi.

Hoa cái cô độc, cuống ngắn 1 – 4 cm, nhỏ hơn cuống hoa đực, bầu noản thuôn dài.

Quả, phì quả hình bầu dục, thon hẹp ở gốc, đỏ tươi, dài 3 – 5 cm, có 10 sóng cạn, hạt xanh.

Trái cây có thể ăn được ở giai đoạn còn non xanh, nhưng khi chín đỏ thì trở nên độc không ăn được.

Hột nâu, nhiều, dài 7 – 8 mm, hình bầu dục.

Bộ phận sử dụng :Rễ, dây, lá

Cứt quạ lá có khía và cứt quạ lá nguyên gymnopétalum integrifolium (Roxb.) Kurz  đều có cùng đặc tính trị liệu.

Thành phận hóa học và dược chất :

● Hợp chất đắng : - diglyceride cucurbitane monodesmodidic.

● Các chất khác như :

- neolignan,

- axit nucleic,

- terpenoid,

- cerebroside,

- axit béo

- và các hợp chất phenolic.

● Đặc tính vật lý và hóa học tối ưu để sử dụng :.

- Độ ẩm cho phép lên đến 10%,

- hàm lượng tro không quá 10%,

- nội dung tro không tan trong acide không vượt quá 1%

- và số lượng của rượu và các chất chiết xuất từ ​​hexane nước, khoảng 8, 7, và 26% v…v… tương ứng.

● Những nghiên cứu dược tính :

Dây cứt quạ tác dụng :

- ức chế sự kết dính những tiểu cầu

- co thắc cơ trơn.

● Nghiên cứu độc tính :

Khi người tiêm dưới da, hay dùng từ chất ly trích đã xấy khô với alcool nước tỹ lệ 1 :1, 10 g / kg. Kết quả quan sát, con chuột không gây ra độc tính nào .

Đặc tính trị liệu :

Theo y học đông phương thì cứt quạ có :

- vị đắng,

- tính lạnh,

- không độc,

- có tác dụng giải nhiệt,

- tiêu độc,

- thoái ban,

- trừ phiền,

- trừ đờm,

- cắt cơn ho.

► Ở Ấn Độ, người ta dùng tất cả bộ phận cây và phối hợp với những vị thuốc khác để chế tạo thuốc chữa trị cho phụ nữ sinh đẻ uống.

● Rễ giã nát phối hợp pha với nước ấm dùng xoa xát vào người trong trường hợp bị :

- đau nhức mình mẩy

- và teo chân tay.

►  Theo dược điển Thái lan :

 ● Đun sôi trái cứt quạ Gymnopétalum cochinchinense, sử dụng nước đã lọc là một dược thảo dùng để chống trong trường hợp :

- sốt fièvre,

● Dây cứt quạ là một loại dược thảo trị độc :

- nước đun sôi trái cứt quạ xem như là một nước bổ dưởng, một loại nước bổ dưởng này có vị hơi đắng cho những trái cứt quạ khô. 

- có tác dụng trung hòa hay vô hiệu hóa những độc tố trong một vài loại trái.

- Với tính chất khử độc của cây nên dây cứt quạ có tác dụng giải độc, làm sạch nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn . 

- trung hòa nước bị nhiễm độc, uống vào trong máu để nuôi da và dưởng da.

● Người ta dùng dây cứt quạ để thanh lọc nước giếng.

●Tác dụng chữa trị bệnh đàn bà,  sanh đẻ :

- chữa trị trong trường hợp hư thai định kỳ,

- viêm tử cung  inflammation de l'utérus.

- là thuốc bổ tử cung sau khi bị sẩy thai.

- và cũng là  một nước thuốc bổ máu có liên quan đến tử cung,

- dây cứt quạ có tác dụng trung hòa chất độc, tạo yếu tố điều kiện cho bữa ăn ngon miệng,

- dùng tử cung sau khi sanh đẻ, cần duy trì bổ dưởng gây ăn uống ngon miệng.

- dây cứt quạ dùng trấn ban cho phụ nữ mới sinh con,

- cho bệnh tử cung sau khi sanh đẻ thiếu tháng,

- chữa trị chứng sốt thường có sau khi sanh đẻ. la fièvre de lait,

● Ngoài ra, nước nấu dây cứt quạ còn dùng để trị :

- lấy lại bữa ăn ngon khi bị bệnh nhân nhiễm cơn sốt,

- bệnh sốt rét do nước đã bị nhiễm vi trùng,

- Cơn sốt, sốt đi sốt lại không dứt

- dung dịch nước ép chữa trị đau mắt.

- người ta dùng rể giả nát pha với nước nóng, xoa xác vào người để :

▪ giảm đau nhức,

▪ teo chân tay,

● Phương thức sử dụng của y học dân gian :

- Ngâm hay đun trong nước sôi, nước dùng để bổ máu nuôi cơ thể.

- Nấu sắc décoction, nước sắc được dùng để :

▪ giải độc

▪ và phòng uốn ván khi xảy thai,

- Nước nấu  sắc toàn cây dùng :

▪ trừ đờm,

▪ cắt cơn ho của chứng bệnh phổi,

Và là thuốc chữa trị những chứng sốt fièvre.

Nghiên cứu :

● Bản chất thí nghiệm :

▪ Trái Cochinchinensis Gymnopetalum (Lour) KURZ theo y học truyền thống được sử dụng bởi những học viên vùng chung quanh đồi Jaintia của Meghalaya để :

- chữa trị những loại bệnh khác nhau,

- bao gồm bệnh tiểu đường diabète.

▪ Dung dịch trích trong nước của trái cứt quạ đã được thử nghiệm cho :

- những hiệu quả của đường máu thấp hypoglycémiques,

- và chống bệnh đường máu cao anti-hyperglycémique, thực hiện ở chuột bệnh tiểu đường do alloxane cho cả hai : bình thường và alloxane gây ra.

▪ Hoạt động hypoglycémique và anti-hyperglycémique đã được quan sát với liều dùng tùy thưộc vào thời gian.

▪ Trích xuất trong nước giảm nồng độ glucose trong máu 2 giờ sau khi dùng cả hai bình thường và alloxane gây ra cho chuột tiểu đường.

- Ở chuột bị bệnh tiểu đường do alloxane gây ra, glycémie đã được giảm mạnh tới 56 % do kiểm soát vào thời điểm 4 giờ,

- khi mà ở chuột bình thường, nồng độ glucose trong máu là 59 % so với sự kiểm soát.

▪ Giảm tối đa đã được quan sát ở 6 giờ, gây ra bởi chuột tiểu đường .

▪ Lượng glucose chấp nhận được cũng được cải thiện ở những chuột bình thường và chuột tiểu đường .

▪ Những kết quả đã được so sánh với những chất insuline, glibenclamide, metformine và cơ chế hành động có thể có.

● Tiến trình thí nghiệm :

▪ Vật liệu dùng thí nghiệm :

Gynopetalum cochinchinensis đã được thu hoặch tại làng Mookabeng Jaintia Hills, Meghalaya

Mẫu vật đã được trình giử và định tên bởi Tiến sỉ Shanpru de Botanical Survey of India, Eastern Circle, Shillong.

▪ Ly trích :

Những mẫu vật của trái cây cứt quạ đã được rửa và cắt nhỏ. Sau khi tách rời khỏi hạt, trái dây cứt quạ được nghiền nhỏ và phơi khô dưới bóng râm.

Kế đó xay thành bột nhuyễn, đồng nhất và ly trích liên tục với 10 dung tích dung dịch nước.

Hỗn hợp này được lọc và cho bốc hơi đến khô ở nhiệt độ 40 ° C trong lò vi sóng micro ondes.

Khối lượng khô thu được, được dùng trong các thí nghiệm kiễm chứng.

- Năng xuất chiết xuất tan trong nước là 4,27 % . ( nguyên liệu khô ban đầu ).

Trước khi sử dụng bột khô, được cân, hòa tan trong 100 ml nước cất và đun sôi trong 10 phút.

Chất nỗi trên rõ ràng được dùng để nghiên cứu sâu rộng thêm.

▪ Kết luận :

Gymnopétalum cochinchinensis, có thể thêm vào danh sách :

- tăng đường máu thấp croissante des hypoglycémique :

- và cây chống đường máu cao anti-hyperglycémiques.

Như tất cả các cây khác, dây cứt quạ có thể làm việc qua trung gian, cả hai :

- tuyến tụy pancréas,

- và ngoài cơ chế tuyến tụy extra mécanisme pancréatique.

Các hoạt động được đánh giá và kéo dài là cần thiết, đòi hỏi một nghiên cứu toàn diện hóa chất và dược vật học để :

- làm sáng tỏ cơ chế chính xác,

- và phân lập và xác định nguyên tắc hoạt động của nó.

Hiệu quả độc hại của nó cần phải được hiểu trong khuôn khổ dược vật học, giữ trong tâm trí rằng cây cứt quạ được tiêu dùng cho bộ phận ( chớ không phải toàn thân ), không một báo cáo của các tác dụng phụ .

Ứng dụng :

▪ Cambodia, Lao, Việt Nam dùng cây

- phương thuốc sau khi sanh postpartum remedy

▪ Malaysia dùng :

- nấu sắc lá uống để giải độc do những trái cây độc,

- nước ép dùng cho dịu viêm mắt soothe inflamed eyes

Hiệu quả xấu và rủi ro : 

● Trái cây ăn được khi còn xanh và khi quả chín trở nên độc, không nên ăn

Thực phẩm và biến chế :

Người ta dùng đọt dây cứt quạ để luộc ăn như tất cả các dây leo thuộc họ Cucurbitaceae  khác.


Từ khoá:  dây cứt quạ

Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h00 – 16h30
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu 24/24.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa