Ngày đăng: 12/01/2014  

Công dụng của cây lộc vừng

a-Đọt và lá non cây lộc vừng dùng làm rau

Về hương vị, màu sắc và cảm quan, đọt và lá cây lộc vừng rất được ưa chuộng để dùng làm rau ở một số nước vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở Nam Bộ Việt Nam lá lộc vừng được xem như một loại rau đặc sản để ăn sống và nấu canh chua.

Người Châu Âu rất sợ ăn lá cây lộc vừng vì chất độc nhất là các chất Saponins có trong loại cây này. Họ cho rằng người Việt Nam và một số nước Đông Nam Á ăn rau lộc vừng theo kiểu “ điếc không sợ súng”!

Bản thân tác giả đề nghị người Việt nam ta nên hạn chế và tốt nhất không nên ăn rau từ các loài cây lộc vừng và nhắn gửi những người đã đọc qua trang web này có lời khuyên nên tránh ăn rau lộc vừng, mặc dù hiện nay có nhiều người ca tụng loại rau này, trong đó có những nhà hàng sang trọng đang quảng cáo rau rừng như một mốt thời đại!

Rau lộc vừng (lá chiếc) Nam Bộ

b-Quả cây lộc vừng dùng làm chất độc diệt cá

Trong kinh nghiệm dân gian ở một số nước trong vùng Nam Á và Đông Nam Á dùng quả già của cây lộc vừng đâm nát làm bả thuốc diệt cá trong ao hồ để cá khờ dể bắt.

Cách dùng này không phổ biến ở Việt nam.

c-Cây lộc vừng trồng làm cây cảnh

Do cây lộc vừng sống lâu, có nhiều cành, dể uốn, sửa thế nên được nhiều người dân ở Việt nam cũng như ở các nước Châu Á dùng trồng làm cây cảnh trong chậu và cây cảnh cổ thụ.

Ở Việt Nam cây lộc vừng mọc hoang được bứng trồng trong chậu để làm cây cảnh. Cây này sống lâu, ít sâu bệnh, có hoa đẹp nên được giới trồng cây cảnh rất ưa thích.

Hiện nay tại Khu phố 7 – Thị Trấn Võ Xu - huyện Đức Linh - tỉnh Bình Thuận đang chào bán cây Lộc vừng cảnh có tuổi 500 năm (xem ảnh).

Cây lộc vừng cảnh ở Khu phố 7 – Thị Trấn Võ Xu - huyện Đức Linh - tỉnh Bình Thuận

d-Các bộ phận cây lộc vừng dùng làm thuốc chửa bệnh.

+Theo Đông y

Cây lộc vừng có tính vị: Rễ đắng, có tính hạ nhiệt. Hạt thơm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ được dùng trị bệnh sởi. Quả dùng trị ho và hen suyễn. Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.

Quả lộc vừng xanh ép nước bôi chữa chàm hoặc ngâm rượu trị nhức răng. Vỏ cây chứa nhiều tanin, dùng chữa bệnh tiêu chảy, đau bụng.

Ở Ấn Ðộ, rễ làm thông, làm mát, quả trị ho, hen và ỉa chảy, nhân hạt cùng với sữa dùng trị bệnh vàng da và các chứng bệnh về mật; hạt dùng trị đau bụng và bệnh về mắt, hạt và vỏ trị giun, xổ , sát trùng và để thuốc cá.

Ở Malaixia, lá hoặc cả rễ và vỏ dùng đắp trị ghẻ và các nốt đậu.

Ở Philippines, vỏ thân chữa vết thương, nếu sắc uống lại có tác dụng chữa đau dạ dày.

+Theo Tây y

Trong cây lộc vừng hoa đỏ -loài trồng ở Hồ Hoàn Kiếm-Hà Nội (Barringtonia acutangula) có các chất:

-axit ellagic: 3'-dimetoxy dihydromyticetin.

-axit galic.

-axit bartogenic.

-stigmasterol este

-triterpenoids: Olean-18-en-3beta-OE-coumaroyl este và Olean-18-en-3beta-OZ-coumaroyl 12, 20 (29)-lupadien-3-o.

-Các đồng phân loại Oleanane triterpenoids:

-racemosol A (1): [22alpha-axetoxy-3beta, 15alpha, 16alpha, 21beta-tetrahydroxy-28-(2-methylbutyryl) Olean-12-ene.

-isoracemosol A (2): [21beta-axetoxy -3beta, 15alpha, 16alpha ,28-tetrahydroxy-22alpha-(2-methylbutyryl) Olean-12-ene.

-Các hợp chất Saponins:

-barringtoside A.

-barringtoside B.

- và barringtoside C.

-các glucosid saponin vỏ chứa 18% tanin.

Hổ hợp các hoạt chất này trong dịch chiết của rể và quả cây lộc vừng (Barringtonia acutangula) được xác định:

1-Có tác dụng chống viêm: được sản xuất dạng tân dược.

2-Sản xuất thuốc kháng sinh: có triển vọng.

3-Tác dụng chống loài vi trùng gây viêm loát dạ dày, tá tràng (Helicobacter pylori ) là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày đã được xác định (theo Samanta SK. Nhattacharya. Mandal C. Pal BC. Journal of Asian Natural Products Research. 12 (8): 639-48, 2010 Aug.).

4-Chất chiết của hạt lộc vừng hoa đỏ (Barringtonia acutangula) có tác dụng chống ung thư đã được xác định (theo Samanta SK. Nhattacharya. Mandal C. Pal BC. Journal of Asian Natural Products Research. 12 (8): 639-48, 2010 Aug.).

5-Chất chiết trong vỏ và hạt cây lộc vừng có tác dụng giảm đau đã được xác định. (theo Journal of Ethnopharmacology. 86(1): 21-6, 2003 May.).

6- Chất chiết trong vỏ và hạt cây lộc vừng có tác dụng kháng nấm đã được xác định (theo International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences 2010 1:4 (407-410).

Một số bài thuốc từ cây lộc vừng

1-Chữa bệnh trĩ bằng lá cây lộc vừng:

Bài thuốc này rất đơn giản, đã được nhiều người dùng. Rất an toàn và dễ kiếm và hiệu quả cao. Một chét lá cây lộc vừng tuơi - khoảng 20gram (cây trồng làm cảnh ở mọi nơi đều có). Yêu cầu lá Bánh tẻ (không non quá, không già quá) rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo nước, buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra ).

Tác dụng : làm hết táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu. Dùng một đợt từ 7-10 ngày, sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống khoảng 10 ngày nữa thi không còn bị khổ vi trĩ nữa. (theo nguyentampharma.com).

2-Trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, sốt:

Vỏ thân lộc vừng, thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. (theo Dược sĩ ĐỖ HUY BÍCH).

3-Quả cây lộc vừng chữa đau răng:

Quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm nhổ nước chữa đau răng. (theo Dược sĩ ĐỖ HUY BÍCH).

Kỹ sư Hồ Đình Hải ((Theo Rau rừng Việt Nam) Rau rừng Việt Nam)

Từ khoá:  cây lộc vừng
Những bài liên quan
BÀI THUỐC BỔ KHÍ HUYẾT TỪ CÂY HUYẾT RỒNG

BÀI THUỐC BỔ KHÍ HUYẾT TỪ CÂY HUYẾT RỒNG

THẢO QUYẾT MINH

Cây thảo, sống hàng năm, cao 60 – 90cm. Lá kép một lần lông chim chẵn, mọc so le, gồm 2 – 3 đôi lá chét, hình trứng ngược. Hoa mọc 1 – 3 cái ở kẽ lá, màu vàng.

CHÁO HOÀNG KỲ GẠO NẾP

CHÁO HOÀNG KỲ GẠO NẾP

Dành dành

Dành dành - Gardenia augusta (L.) Merr. (G. jasminoides Ellis), thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Thuốc nam - trị bệnh gout

Thuốc nam - trị bệnh gout


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h00 – 16h30
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu 24/24.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa