Với hàng loạt công dụng cực tốt cho sức khỏe nên hiện nay rất nhiều gia đình áp dụng kỹ thuật trồng cây đinh lăng trong chậu tại nhà.
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harms, thuộc họ Ngũ gia bì - Araliaceae; nhóm cây gỗ nhỏ, cao 0,8 - 1,5 mét, không lông, không gai, lá kép 3 lần lông chim, dài 20 - 40 cm. Cây được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh và làm thuốc.
Nhờ vào công dụng tuyệt vời của mình mà trước đó danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây đinh lăng là cây sâm của người nghèo. Bởi trong dân gian cây đinh lăng rất dễ tìm, rẻ tiền lại có rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả.
CHIA SẺ CHIA SẺCách nhân giống cây đinh lăng
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Cẩn (Thuận Thành-Bắc Ninh)- người có nhiều kinh nghiệm trồng cây đinh lăng lâu năm tại nhà, trước khi trồng cây đinh lăng, nếu đã có sẵn trong vườn nhà muốn phát triển tiếp các chậu đinh lăng khác thì cần tiến hành nhân giống.
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình nhân giống hãy lựa chọn cây có thân nhánh mập mạp, cành lá xanh tốt, không sâu bệnh. Sau khi đã lựa chọn được cành nhánh để nhân giống hãy chấm gốc vào thuốc kích thích ra rễ rồi ghim hom giống sâu vào khay hay chậu có lớp đất hay giá thể tơi xốp, dùng 4 ngón tay ấn xung quanh gốc ghim giúp cố định.
Thời gian hom giống mất khoảng một tháng là có thể ra rễ. Khi thấy ra nhiều lá mới dài được 10 cm thì nhổ đem ra trồng trong chậu. Cây đinh lăng có thể trồng bằng cách giâm cành và trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng mùa nắng để cành giâm không bị thối úng.
Kỹ thuật trồng cây đinh lăng
Đất trồng cây đinh lăng có thể trộn hỗn hợp đất thịt tự nhiên hay đất pha cát và phân hữu cơ hoai mục cùng ít trấu hay dùng đất sạch ngoài thị trường có đóng bao sẵn trộn thêm đất dinh dưỡng phân trùn quế. Nếu muốn cây đinh lăng phát triển mạnh, cành lá xanh quanh năm nên trồng vào chậu to ngay từ lúc trồng, tránh sang chậu cây rất dễ chết.
Phương pháp trồng cây đinh lăng rất đơn giản, chỉ cần lấy hom giống đã nhân giống rồi cắm vào đất đã chuẩn bị sẵn. Nhớ khi trồng xong nên tưới nước đủ ẩm.
CHIA SẺ CHIA SẺCách chăm sóc chậu đinh lăng
Là cây ưa sáng nên khi trồng xong nhớ đặt chậu đinh lăng ở nơi đầy đủ ánh sáng hoặc chiếu sáng một phần. Nơi thích hợp để đặt chậu là sân thượng. Khi mới trồng cây vào chậu thì bạn tưới nước thường xuyên cho đến khi cây ra rễ mới. Khi cây đinh lăng đã lớn nhiều cành nhánh thì có thể tưới một ngày một lần trong mùa nắng, mùa mưa tưới cách ngày.
Tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
Nói tới tác dụng của cây đinh lăng, theo lương y Bùi Hữu Lộc (Hoài Đức), gốc rễ cây đinh lăng có tính mát, tác dụng làm thanh nhiệt, mát gan và bồi bổ cho cơ thể. Nó thường được dân gian đem thái miếng phơi khô rồi ngâm với rượu trắng theo một tỷ lệ nhất định.
Ngoài ra, dưới tác dụng của đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Đặc biệt, dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh. Những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng dùng cây đinh lăng có tác dụng rất tốt.
Đinh lăng còn ức chế men MAO nên cải thiện triệu chứng run của bệnh Parkinson. Người già bị bệnh run tay, run chân uống nước rễ đinh lăng bệnh tình cải thiện một cách rõ rệt.
An Dương
Cây đinh lăng
Những loài thuốc có ích
Theo Y học cổ truyền, bệnh cảm lạnh có tên là Ngoại cảm phong hàn, do cơ thể sức đề kháng yếu, mất cân bằng âm dương làm cho hàn tà dễ xâm nhập.
Rau thơm là gia vị phù hợp cho bữa ăn. Nhưng những loại rau ấy đã góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
Thông tin liên hệ
Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024
Liên kết mạng xã hội