METHADONE CÓ ĐỘC HẠI KHÔNG? NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ KHI UỐNG METHADONE
Đây là những thắc mắc của hầu hết những bệnh nhân khi lần đầu biết tới Methadone. Chúng tôi xin được tư vấn về vấn đề này để bạn có thể yên tâm điều trị.
Cũng giống như các loại thuốc khác, Methadone cũng có những tác dụng dược lý lâm sàng cụ thể đã được nghiên cứu, chúng ta thường quan tâm tới những triệu chứng thường gặp tác dụng phụ của nó.
Về dược lực học, Methadone đồng vận với các chất dạng thuốc phiện, có tác động chủ yếu trên các thể Muy ở não, có tác dụng giảm đau, yên dịu, gây nghiện và khoái cảm yếu. Vì vậy, khi sử dụng Methadone với một liều lượng được kiểm soát, nó sẽ không gây ngộ độc và tình trạng quá liều như các chất dạng thuốc phiện khác mà vẫn đảm bảo được mục đích của việc cai nghiện.
Về những tác dụng phụ của Methadone
Bạn hãy phân biệt rõ, trước khi điều trị Methadone thì bạn đã từng sử dụng Ma túy hoặc các chất dạng thuốc phiện khác, và bạn cũng đã gặp những tác dụng phụ như vậy rồi.
Các triệu chứng này thông thường là những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu khi điều trị Methadone, những triệu chứng này tương tự như những triệu chứng tác dụng phụ khi sử dụng các chất dạng thuốc phiện, tuy nhiên, nó sẽ giảm dần theo thời gian khi cơ thể dung nạp hài hòa với liều lượng được kiểm soát.
Bạn hãy nhớ rằng, đây là những triệu chứng, tác dụng có thể xuất hiện với người này, nhưng lại không xuất hiện với người khác, bởi vì tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Cũng giống như hầu hết các loại thuốc điều trị khác đều có những tác dụng thông thường và tác dụng hiếm gặp. Đặc biệt hơn Methadone được uống có kiểm soát hàng ngày và được theo dõi chặt chẽ. Vì vậy bạn hãy yên tâm điều trị và mạnh dạn thông báo cho bác sĩ khi có những triệu chứng đặc biệt, để được bác sĩ tư vấn và có hướng xử trí.
METHADONE CÓ GÂY NGHIỆN KHÔNG?
CAI NGHIỆN BẰNG METHADONE CÓ PHẢI Ở LẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ?
TÁC DỤNG CỦA TRÁI NHÀU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
Từ năm 2006 đến nay, các nhà khoa học trường Đại học Dược Hà Nội đã dày công nghiên cứu và tìm ra những công dụng rất hiệu quả đối với nam giới từ cây Mật nhân.
Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng dược liệu từ cây sim để trị bệnh, nhưng phải có sự giảm sát của bác sĩ
Thông tin liên hệ
Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024
Liên kết mạng xã hội