Ngày đăng: 10/03/2014  

Phác đồ điều trị lao kháng thuốc

Lao kháng thuốc là mối quan tâm hàng đầu của những người làm công tác phòng chống lao hiện nay. Tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng do công tác quản lý điều trị của chúng ta còn nhiều bất cập.

 Tình hình lao kháng thuốc trên thế giới

Theo báo cáo dựa trên thăm dò lớn về lao kháng thuốc toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 26/2/2008, tỷ lệ nhiễm lao kháng nhiều thuốc hiện nay ở mức cao chưa từng có. Mỗi năm có khoảng nửa triệu ca MDR-TB, theo ước tính của WHO, khoảng 5% trong số 9 triệu ca nhiễm lao hàng năm. Cũng trong báo cáo này, lần đầu tiên ERD-TB hay lao kháng thuốc cực mạnh được đề cập, đây là một dạng gần như không chữa lành được.

Hiện nay số liệu về MDR-TB và EDR-TB tại Việt Nam chưa có con số chính xác. Nhưng với mức sống thấp và quá chật chội hiện nay tại các thành phố lớn, tỷ lệ nhiễm lao kháng nhiều thuốc ở Việt Nam không phải là thấp. EDR-TB là nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng có thể trầm trọng hơn cả nhiễm HIV/AIDS.

Lao thường gây tổn thương phổi!

Phác đồ điều trị lao hiện nay

Hiện nay, bệnh nhân phát hiện mắc bệnh lao được điều trị theo hướng dẫn của CTCLQG với những thuốc sau:

- 2 tháng tấn công dùng 4 loại thuốc là SRHZ (streptomycin, rifampicin, isoniazid (INH) và pyrazinamide (PZA); Một số trường hợp streptomycin được thay bằng ethambutol tức là phác đồ gồm rifampicin, INH, ethambutol và PZA).

- Trong 6 tháng tiếp theo dùng 2 loại thuốc là HE (INH + ethambutol).

Lao kháng nhiều thuốc (MDR-TB: Multidrug-resistant TB): là lao đề kháng ít nhất hai trong số những thuốc tốt nhất chống lao, INH và rifampicin. Những thuốc này được xem là thuốc tuyến đầu và dùng cho tất cả bệnh nhân điều trị lao.

Lao kháng thuốc cực mạnh (EDR-TB: Extensively Drug-resistant TB): được định nghĩa là lao đề kháng với INH, rifampicin, ngoài ra còn đề kháng với bất cứ thuốc fluoroquinolone nào và ít nhất với 1 trong 3 thuốc tiêm tuyến 2 (amikacin, kanamycin, capreomycin hay streptomycin). Vì lao kháng thuốc cực mạnh đề kháng với thuốc tuyến đầu và tuyến hai cho nên bệnh nhân phải điều trị với những thuốc rất đắt tiền, độc tính cao mà ít hiệu quả hơn. Lao kháng thuốc cực mạnh là lo ngại đặc biệt cho bệnh nhân nhiễm HIV và những bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch như đái tháo đường... Những người này dễ mắc lao hơn và nguy cơ tử vong cũng cao hơn.

Chọn thuốc điều trị lao kháng nhiều thuốc

Chọn thuốc tùy theo độ nhạy với kháng sinh trên kháng sinh đồ, chế độ thuốc điều trị trước đây, tình trạng sức khỏe bệnh nhân và những thuốc bệnh nhân đang dùng. Nên dùng những thuốc tuyến đầu còn nhạy cảm, phối hợp với 1 kháng sinh nhóm fluoroquinolone, 1 aminoglycosid và những thuốc uống thích hợp ở tuyến 2.

Trong lâm sàng, nên bắt đầu điều trị với 4-6 thuốc chưa dùng trước đây. Thuốc tiêm sẽ ngưng sau vài tháng nếu thích hợp và những thuốc khó dung nạp sẽ bị loại dần, nhưng bệnh nhân phải hoàn tất điều trị với ít nhất 3 thuốc đã chứng minh nhạy cảm trên kháng sinh đồ. Tất cả thuốc nên uống một lần trong ngày để tránh đề kháng. Những thuốc như cycloserin, ethionamid, PAS với số lượng lớn bệnh nhân khó uống một lần mới phải chia làm 2 lần trong ngày.

Bệnh nhân lao kháng nhiều thuốc phải vào bệnh viện để tránh lây lan trong giai đoạn đầu. Điều trị trong bệnh viện và uống thuốc trước sự quan sát của cán bộ y tế tốt hơn là để bệnh nhân tự uống thuốc.

Fluoroquinolon: Nên dùng những fluoroquinolone tác dụng ở phổi như levofloxacin và gatifloxacin. Liều khởi đầu cho levofloxacin là 500 mg mỗi ngày, nếu dung nạp tốt, có thể tăng lên 750 mg mỗi ngày nếu bệnh nhân nặng trên 45 kg. Fluoroquinolone không nên dùng quá gần những thuốc kháng acid chứa kim loại như nhôm, magie, kẽm.

Aminoglycosid: thường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, 2 hay 3 lần mỗi tuần và dùng cùng liều như khi tiêm ngày một lần. Chú ý đến tuổi tác, chức năng thận và mức thuốc trong máu. Phải điều trị ít nhất 6 tháng, có thể cho dùng lâu hơn nếu bệnh nặng và nên dùng mức đỉnh thấp hơn để tránh độc tính. Đo mức thuốc trong máu để biết thuốc có hấp thụ đến mức điều trị không, và tránh liều quá cao có thể gây độc tính ở hệ thần kinh trung ương và tránh bị động kinh. Với aminoglycosid, nên thử máu 2 tuần sau khi điều trị.

Cycloserin: Thuốc này khó tìm trên thị trường và giá đắt nên chỉ dùng trong trường hợp kháng thuốc mạnh. Thuốc có thể sinh chứng trầm cảm nên phải xem bệnh nhân có bệnh tâm thần không. Cần thử mức cycloserine trong máu nếu muốn tăng liều.

Vi trùng lao rất khó nuôi cấy, phải chờ 3-4 tháng mới có kết quả, nên khó làm kháng sinh đồ.

Phòng bệnh

Phòng bệnh khi tiếp xúc với bệnh nhân kháng lao nhiều thuốc. Nên trang bị cho tất cả nhân viên bệnh viện lao khẩu trang đặc biệt phòng bệnh lao khi làm việc trong phòng bệnh nhân. Bệnh nhân nhiễm lao kháng nhiều thuốc phải mang khẩu trang để giảm thiểu truyền bệnh cho người khác. Nên yêu cầu thân nhân mang khẩu trang khi vào thăm bệnh nhân và giới hạn số giờ thăm, tuyệt đối cấm thân nhân ở lại trong phòng bệnh nhân. Nên khám những người thường tiếp xúc với bệnh nhân hay ở cùng phòng bệnh nhân trước khi nhập viện, để xem có nhiễm lao không, và điều trị nếu cần. 

BS. Đoàn Hằng ((Theo theo SK&ĐS) theo SK&ĐS)

Những bài liên quan
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao

Lao phổi trong Đông Y gọi là bệnh phế lao, là một bệnh truyền nhiễm khó trị. Phế lao là một bệnh với các triệu chứng như: Mệt mỏi, sốt về chiều, ho ra máu lẫn đờm, họng khô, rêu lưỡi đỏ, mạch tế sác..

TÁC DỤNG CỦA TRÁI NHÀU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

TÁC DỤNG CỦA TRÁI NHÀU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO

Các triệu chứng nghi lao như ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, gầy sút cân hoặc ra mồ hôi đêm kéo dài, kém ăn, mệt mỏi...

CHỈ ĐƯỜNG ĐI TỚI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE VĨNH CỬU

CHỈ ĐƯỜNG ĐI TỚI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE VĨNH CỬU

ĐIỀU TRỊ METHADONE HẾT BAO NHIÊU TIỀN? CÁC CHI PHÍ

ĐIỀU TRỊ METHADONE HẾT BAO NHIÊU TIỀN? CÁC CHI PHÍ


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa