Rất nhiều bà mẹ, nhất là trường hợp sinh con lần đầu rơi vào hoàn cảnh 'khóc dở, mếu dở' vì quá đau ngực khi cho con bú.
Một vài nguyên nhân dẫn đến đau ngực và những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau và không sợ hãi mỗi lần bé “ti mẹ”
1. Bé bú sai tư thế
Tình trạng: Cho bé bú sai tư thế dẫn đến việc bé bám ti mẹ không đúng, thường nhay mỗi đầu ti mẹ khiến mẹ cảm thấy đau tức ngực.
Giải pháp: Khi cho bé bú, tốt nhất bạn nên chọn tư thế ngồi thoải mái trên ghế. Nếu sức khỏe còn yếu, bạn có thể chọn kiểu nằm trên giường, với bé nằm bên cạnh. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tư thế này, bởi vì, việc bú nằm có thể khiến sữa từ khoang miệng tràn vào tai bé, gây nên chứng viêm tai giữa.
Nhiều chị em sợ cho con bú vì đau ngực. (Ảnh minh họa).
2. Căng sữa
Tình trạng: Sau sinh 2-5 ngày, phần nhiều người mẹ có cảm giác căng ngực, đi kèm những cơn đau nhẹ. Căng ngực có thể chuyển thành dạng căng sữa nếu bé không bú đủ hoặc người mẹ không tìm cách vắt sữa kịp thời. Khi đó, tuyến sữa sưng lên khiến bầu ngực của bạn có cảm giác cứng, vùng da xung quanh trở nên căng bóng, bạn có thể bị sốt nhẹ và xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa bàn tay.
Giải pháp: Người mẹ cần cho con bú ít nhất 8-12 lần/ngày. Có thể mặc áo ngực (kiểu thể thao hoặc kiểu dành cho người mẹ sau sinh) suốt 24 giờ trong ngày nếu bạn có cảm giác bầu ngực trở nên nặng nề.
Đặt khăn sạch, ấm vừa đủ và ẩm lên trên cả hai vú khoảng 3-5 phút trước khi cho bú; hoặc dùng vòi nước ấm và để nước rất ấm chảy tràn từ hai vai xuống dưới ngực của mẹ. Làm ấm đều hai bên ngực sẽ giúp sữa chảy dễ dàng hơn. Sau đó, hãy xoa bóp hai vú theo hình tròn hướng về vùng có quầng và núm vú, giúp sữa chuyển xuống. Xoa bóp thêm bên dưới cánh tay nếu vùng này cứng và khó chịu.
Ngoài ra, bạn cần làm cho ngực mềm hơn bằng cách dùng bàn tay ấn nhẹ hoặc vắt sữa. Massage đều ngực để làm mềm vùng thâm quầng, giúp bé thuận lợi hơn khi bú.
3. Ống dẫn sữa bị tắc
Tình trạng: Đôi khi sữa mẹ không được lưu thông tốt, do một ống dẫn sữa bị tắc.
Giải pháp: Hãy thử tắm vòi sen bằng nước ấm và nhẹ nhàng xoa bóp ngực. Bạn vẫn nên cho con bú ở bên vú bị tắc, đau.
4. Do lạnh
Tình trạng: Một số người mẹ có cảm giác nóng rát, đau nhói khi chuẩn bị kết thúc quá trình cho bé bú. Núm vú có màu hơi trắng, sau đó chuyển sang đỏ (hoặc màu xanh) trước khi quay lại với màu sắc bình thường. Đó có thể là nguyên nhân "ti mẹ" phản ứng với không khí lạnh ngoài trời, sau khi rời môi trường ấm áp là khoang miệng của bé. Hoặc dấu hiệu này còn do miệng của bé siết chặt núm vú mẹ, gây cản trở sự lưu thông máu ở khu vực này.
Giải pháp: Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm, ấm chườm lên ngực sau khi cho bé bú. Cách này giúp núm vú được xoa dịu. Nếu dấu hiệu bị đau trở nên nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
5. Viêm ngực
Tình trạng: Viêm ngực có thể coi là một chứng bệnh nhẹ, gây ra do tắc ống dẫn sữa lâu.
Giải pháp: Để hạn chế cơn đau, nên dùng cách tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen, nhẹn nhàng xoa bóp ngực. Đồng thời, nên tiếp tục cho con bú bên vú bị viêm. Nếu cơn đau không giảm, nhất là khi bạn bị sốt hoặc ớn lạnh, bạn nên đi khám. Nhiều trường hợp, viêm ngực cần được điều trị bằng kháng sinh.
Ngày nay chúng ta dường như đều lưu tâm tới việc giảm chất béo trong thực phẩm vì e ngại một số bệnh gây ra do chất dinh dưỡng này
Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ
Cây thảo, sống hàng năm, cao 60 – 90cm. Lá kép một lần lông chim chẵn, mọc so le, gồm 2 – 3 đôi lá chét, hình trứng ngược. Hoa mọc 1 – 3 cái ở kẽ lá, màu vàng.
Ứng phó với bệnh cơ xương khớp
Khoa Khám Bệnh
Thông tin liên hệ
Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024
Liên kết mạng xã hội