Ngày đăng: 01/11/2024  

TRUYỀN THÔNG

NGÀY TOÀN DÂN MUA VÀ SỬ DỤNG MUỐI I ỐT 02/11

I-ốt là gì?
I-ốt là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. Nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được chúng nên cần phải bổ sung I-ốt từ nguồn thức ăn bên ngoài. Trong tự nhiên, I-ốt thường có trong tảo biển, rau chân vịt và một số loại hải sản,… Tuy nhiên, nguồn cung cấp chính và chủ yếu cho con người là thông qua muối I-ốt.
Công dụng của I-ốt
Vai trò của I-ốt trong cơ thể là rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. I-ốt tham gia tạo hormon tuyến giáp trạng T3 (tri-iodothyronin) và T4 (thyroxin) bằng các liên kết đồng hóa trị. Ngoài ra, I-ốt còn có vai trò trong việc chuyển hóa betacaroten thành vitamin A, tổng hợp protein hay hấp thụ đường trong ruột non.
Tác hại do thiếu hụt I-ốt với cơ thể con người
Ảnh hưởng tới phụ nữ có thai và trẻ em: Phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ I-ốt sẽ làm tăng nguy cơ tai biến sản khoa, dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu thiếu I-ốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác. Người lớn và trẻ em thiếu I-ốt dễ bị bướu cổ, thường xuyên mệt mỏi, giảm tư duy sáng tạo, giảm khả năng học tập, năng suất lao động kém. Thiếu I-ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng,...
Gây bệnh bướu cổ: Thiếu I-ốt làm tuyến giáp tăng nhanh về kích thước, gây phì đại tuyến giáp hoặc bướu cổ. Đồng thời, thiếu I-ốt còn ảnh hưởng tới khả năng sản xuất hormone, gây khó khăn cho thai phụ trong việc nhai nuốt, dẫn đến suy giáp gây tăng cân, mệt mỏi, chịu lạnh kém, trầm cảm.
Gây tăng cân bất ngờ: Nếu bạn bị tăng cân bất ngờ thì đây có thể là một dấu hiệu của sự thiếu I-ốt. Không có đủ I-ốt, tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ các hormone giúp kiểm soát tốc độ trao đổi chất, cơ thể sẽ đốt cháy ít calo hơn khi nghỉ ngơi. Điều này có nghĩa là calo từ thực phẩm bạn ăn sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo nhiều hơn.
Khiến cơ thể mệt mỏi: Hormone tuyến giáp giúp cơ thể tạo ra năng lượng. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, cơ thể không thể tạo ra nhiều năng lượng nên sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất sức.
Rụng tóc: Hormone tuyến giáp giúp kiểm soát sự phát triển của các nang lông. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, nang lông có thể ngừng tái tạo dẫn đến tình trạng rụng tóc
Da bị khô: Hormone tuyến giáp giúp các tế bào da tái tạo, giúp cơ thể điều tiết mồ hôi. Những người có nồng độ hormone tuyến giáp thấp thường đổ mồ hôi ít hơn những người có nồng độ hormone tuyến giáp bình thường. Mồ hôi giúp da ẩm và mượt hơn nên việc không tiết mồ hôi do thiếu iot có thể khiến da khô và bong tróc.
Dễ bị lạnh: Thiếu I-ốt, nồng độ hormone tuyến giáp sẽ giảm mạnh và tốc độ trao đổi chất cũng giảm. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ tạo ra ít nhiệt hơn và bạn sẽ dễ bị lạnh hơn.
Nhịp tim thay đổi: Khi cơ thể thiếu I-ốt, tim bạn sẽ đập chậm hơn bình thường. Đặc biệt, tình trạng thiếu I-ốt nghiêm trọng sẽ làm nhịp tim chậm bất thường khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có thể ngất.
Ảnh hưởng đến trí nhớ: Việc thiếu I-ốt có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và quá trình học tập.
Lưu ý khi mua, sử dụng và bảo quản muối đúng cách
Cách chọn mua muối I-ốt 
Để tránh việc mua phải muối giả và không đủ tiêu chuẩn, người sử dụng cần lưu ý:
Bao bì đựng muối ghi ở ngoài là muối I-ốt. Bên cạnh đó, bao bì phải còn nguyên vẹn, muối phải khô, sạch và không lẫn các tạp chất bẩn.
Trên bao bì in rõ: Hàm lượng I-ốt cụ thể, có nhãn mác nơi sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất cũng như ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng.
Sản phẩm có đăng ký chất lượng rõ ràng.
Sử dụng muối I-ốt đúng cách:
Sử dụng muối I-ốt như một gia vị thông thường để nêm gia vị khi nấu và chế biến thức ăn.
Mỗi ngày bạn chỉ cần một lượng I-ốt nhỏ (khoảng 6 gam muối cho một ngày) giúp giảm yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý về tim mạch.
Về bảo quản muối I-ốt:
Muối cần được để trong lọ có nắp đậy kín.
Bạn cần để lọ đựng muối này xa bếp, tránh ánh sáng, nguồn nhiệt, để nơi khô ráo và thoáng mát.
Mỗi lần dùng xong cần rửa lọ sạch, phơi khô và tiếp tục sử dụng các lần sau.





Những bài liên quan
BÀI TRUYỀN THÔNG NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI

BÀI TRUYỀN THÔNG NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI

INFOGRAPHIC VỀ NGHỊ QUYẾT SỐ 21/NQ-CP VỀ MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

INFOGRAPHIC VỀ NGHỊ QUYẾT SỐ 21/NQ-CP VỀ MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Ngày toàn dân phòng chống mua bán người năm 2017

Ngày toàn dân phòng chống mua bán người năm 2017

Triển khai ngày toàn dân phòng chống mua bán người năm 2017

Triển khai ngày toàn dân phòng chống mua bán người năm 2017

Tập huấn về kỹ năng truyền thông cho y tế cơ sở

Lớp tập huấn trang bị cho các học viên về kiến thức và kỹ năng truyền thông tại cộng đồng như: thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm, làm mẫu, nói chuyện sức khỏe


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa