Hiện nay người ta có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có nguồn gốc thiên nhiên tạo ra hơn là hóa chất làm thuốc. Xu hướng này đã tác động đến việc sản xuất, thu hái, chế biến, lưu thông, tiêu thụ và sử dụng dược liệu thảo mộc. Trong khi các tài liệu tra cứu về cây thuốc chủ yếu được viết trên sách, do đó hạn chế đối tượng sử dụng nhất là không phải là nhà chuyên môn muốn tìm hiểu sử dụng cây thuốc. Nhiều cây thuốc mà dân gian có thể bị nhầm lẫn trong sự xác định loài dựa theo tên phổ thông hay những loài có hình dạng giống nhau, rất dễ nhầm lẫn nếu thiếu sự mô tả tỷ mỉ đặc điểm hình thái và giải phẫu.
Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Nhờ đó đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các ngành hoá thực vật, nông dược học, tài nguyên, công nghệ sinh học tham gia nghiên cứu sử dụng các loài thảo mộc để bào chế thuốc mới. Điều này được chứng minh bởi nhiều hoá chất đã được chiết xuất, tổng hợp càng đúng khi gặp các hoạt chất đã được nghiên cứu chiết xuất, bán tổng hợp từ dược liệu trong nước.
Hiện nay nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu ở nước ta rất lớn. Cần khoảng 20-30 ngàn tấn dược liệu cho nhu cầu y học cổ truyền và 10 -15 ngàn tấn cho công nghiệp bào chế từ dược liệu. Khối lượng sản phẩm xuất khẩu từ dược liệu ước tính đã tăng nhanh từ trên 10.000 tấn như hiện nay lên 30.000 tấn nhằm đạt giá trị xuất khẩu 100 triệu USD vào năm 2010.
thông tư về thuốc nam
Giới thiệu logo
Người ta hay ví hoa Phù dung với sắc đẹp của người con gái “sớm nở tối tàn” và cũng mang một ý nghĩa buồn là vắn số...
Thư ngỏ
Ban giám đốc
Thông tin liên hệ
Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024
Liên kết mạng xã hội