Ngày đăng: 14/09/2013  

Phù dung thường mọc bên sông, bên ao hồ. Hàng năm đến mùa sương giáng là hoa nở và có thể kéo dài đến tận mùa đông. Khi đó hầu hết các lá đều vàng và không ra hoa nữa.

Mô tả: Cây bụi hoặc cây nhỏ, cao 2-5m, các cành non có lông ngắn hình sao. Lá mọc so le, phiến lá có 5 thuỳ, rộng tới 15cm, gốc hình tim, mép khía răng, có nhiều lông ở mặt dưới, gân lá hình chân vịt. Hoa lớn, dẹp, mọc riêng lẻ hay tụ họp nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng đến chiều ngả sang màu hồng đỏ. Quả hình cầu có lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ mang nhiều lông dài.

Hoa tháng 8-10, quả tháng 9-11.  

Hoa phù dung thay đổi màu sắc từ sáng sớm cho tới chiều tối. Khi hoa Phù dung nở là màu trắng hoặc hồng nhạt, về sau thì chuyển dần sang màu đỏ, rồi đỏ sẫm. Đẹp nhất là loài hoa trong  ngày chuyển 3 màu, sáng màu trắng, trưa màu hồng, buổi tối màu đỏ sẫm. Còn có một loại phù dung sau khi nở hoa, ngày thứ nhất màu trắng, ngày thứ 2 màu vàng tươi, ngày thứ 3 màu hồng và ngày thứ 4 màu đỏ sẫm.

Lúc mới nở hoa phù dung có màu trắng

Lúc mới nở hoa phù dung có màu trắng

Vì sao hoa phù dung lại đổi màu như vậy? Bởi vì màu hoa là do carotein và xanthophyll quyết định, chất xanthophyll lại thay đổi theo sự biến đổi của độ chua kiềm. Khi hoa vừa nở có chất xanthophyll không màu nên hoa màu trắng, khi có mặt trời chiếu sáng chất xanthophyll không màu dần dần biến thành chất xanthophyll có màu, độ chua cũng tăng lên làm màu hoa thẫm hơn.

Người ta hay ví hoa Phù dung với sắc đẹp của người con gái “sớm nở tối tàn” và cũng mang một ý nghĩa buồn là vắn số, nhưng loài hoa “ vắn số” cũng có những tác dụng đáng được chúng ta quan tâm.

Đông y thường dùng lá và hoa Phù dung làm thuốc, trong một số trường hợp còn dùng cả vỏ rễ. Lá thường hái vào hai mùa hè, thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong bóng râm (âm can), bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng gió để dùng dần; cần thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc.

Một số bài thuốc dùng lá Phù dung : ( Theo lương y Hư Đan)

Lá, hoa Phù dung có tác dụng chữa bệnh

Lá, hoa Phù dung có tác dụng chữa bệnh

- Chữa tất cả các loại ung nhọt: 

Lá Phù dung – phơi khô, nghiền mịn, qủa ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) – sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn; hai thứ lượng bằng nhau. Hoà với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung), …

- Chữa zona (giời leo): 

Dùng lá hoặc hoa Phù dung, âm can (phơi khô trong bóng râm), tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.

- Chữa bỏng: 

Dùng hoa Phù dung tươi, ngâm với dầu ăn, khi hoa chìm xuống đáy thì lọc lấy dầu, đựng vào lọ nút kín dùng dần; dùng gạc hoặc bông vô trùng thấm dầu thuốc, bôi nhẹ lên viết bỏng, ngày 2-3 lần.

Chữa ho ra máu: 

Dùng hoa Phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần.

- Chữa đau mắt đỏ: 

Dùng lá Phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2-3 lần.

-Chữa kinh nguyệt kéo dài không dứt: 

Dùng hoa Phù dung khô 10-15g (20-30g tươi), sắc nước uống trong ngày.

- Viêm âm đạo:

Dùng lá Phù dung tươi khoảng 1kg, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần.

- Viêm khớp: 

Dùng hoa hoặc lá Phù dung 15g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong, đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Cũng có thể chỉ dùng lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.

BS Hoài ((Theo sưu tầm) sưu tầm)

Từ khoá:  hoa phù dung
Những bài liên quan
ĐÔI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ RƯỢU THUỐC

Rượu thuốc – một chế phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền – từ lâu đã trở nên quen thuộ

Đôi điều nên biết về tảo Spirulina

Đôi điều nên biết về tảo Spirulina

ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO

Các triệu chứng nghi lao như ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, gầy sút cân hoặc ra mồ hôi đêm kéo dài, kém ăn, mệt mỏi...

GIỚI THIỆU VỀ CÂY THUỐC NAM

Sự đa dạng & phong phú của những cây thuốc nam

Những điều cần biết về bệnh viêm màng não do não mô cầu

Những điều cần biết về bệnh viêm màng não do não mô cầu

Hỗ trợ trực tuyến

Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

(0251)3861156 - Fax: (0251)3861838

bshoaivc@gmail.com

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa