Ngày đăng: 05/10/2017  

Cây hy thiêm vị đắng, tính lạnh, tán phong thấp, chữa đau mỏi cơ thể, bệnh thấp nhiệt, lở chân, tê dại, buốt xương, lưng gối đau mỏi, chữa sốt rét cơn lâu ngày, đầy tức không muốn ăn, bại liệt nửa người.

Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.
Mô tả: Cây hy thiêm thân thảo sống lâu năm, cao từ 40-50cm, cành có lông, lá có phiến  hình quả trám, mọc đối, mép khía răng thưa. Hoa màu vàng, quá bế hình trứng, màu đen. Cây hy thiêm mọc hoang nơi ấm mát ở đồng bằng, đồi núi khắp mọi nơi nước ta, toàn cây được thu hái dùng làm thuốc chữa bệnh. mùa hoa từ tháng 4,5 đến tháng 8,9.
cây hy thiêm, cay hy thiem
 

Cây hy thiêm - Siegesbeckia orientalis L.

Công dụng: Cây hy thiêm tính lạnh, vị đắng, tán phong thấp, chữa đau mỏi cơ thể, bệnh thấp nhiệt, lở chân, tê dại, buốt xương, lưng gối đau mỏi, chữa sốt rét cơn lâu ngày, đầy tức không muốn ăn, bại liệt nửa người.
Các bài thuốc chữa bệnh
1. Chữa tay chân tê dại, buốt xương.
Thành phần: Hy thiêm 1000g, Mật 30g, Rượu 1 lít.
Chế biến: Hy thiêm cắt nhỏ, mật cho vào rượu quấy đều, chia làm 9 phần. Đầu tiên lấy 1 phần rượu tẩm mật vào hy thiêm cho đều, sao với lửa nhỏ, khi thuốc khô lại lấy tiếp phần thứ 2 rượu mật để tẩm vào thuốc  và tiếp tục sao... Cứ làm như thế cho tới lần thứ 9. Đem thuốc đã sao đi sấy để khô đều, rồi tán thành bột, viên với mật bằng hạt đỗ đen. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 viên với nước sôi để nguội.
2. Chữa bệnh phong thấp lở chân
Thành phần: Hy thiêm 15g, Cẩu tích 8, Cốt bổ toái 10g, Rễ gấc 6g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày, mỗi lần 60ml nước thuốc, cần uống liền 15-20 ngày.
3. Chữa liệt nửa người
Bài 1 : Hy thiêm 1000g. Phơi khô tán bột, viên với nước cháo loãng bằng hạt ngô rồi phơi hoặc sấy khô để bảo quản tốt, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 viên với nước đun sôi để nguội.
 Bài 2: Chữa bán thân bất toại do cảm gió, méo miệng, mất tiếng.
Lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa (liều lượng tùy ý) đem phơi khô rồi sao, tán bột, sau đó thêm mật vào, viên thành những viên nhỏ. Ngày dùng 3-6 viên. Uống sau ăn. Nên dùng rượu để chiêu thuốc nếu uống được rượu.  

Những bài liên quan
Ứng phó với bệnh cơ xương khớp

Ứng phó với bệnh cơ xương khớp

TRIỂN KHAI KHÁM & CHỮA BỆNH BẰNG YHCT TẠI TYT PHÚ LÝ

Với bề dày lịch sử, Việt Nam đã hình thành một nền y học cổ truyền (YHCT) rất đa dạng, đặc biệt trong những thập kỷ gần đây YHCT đã có những đóng góp to lớn vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY SIM

Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng dược liệu từ cây sim để trị bệnh, nhưng phải có sự giảm sát của bác sĩ

CÂY TRÂM ỔI CHỮA BỆNH

CÂY TRÂM ỔI CHỮA BỆNH

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH 2023-2024

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH 2023-2024


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa