CÂY TRÂM ỔI CHỮA BỆNH
Cây thơm ổi hay còn gọi là cây trâm ổi, cây ngũ sắc, hoa tứ quý, hoa tứ thời, mã anh đơn, ổi nho, bông ổi, người Tày gọi là nhà khí mu.
Cây thơm ổi hay còn gọi là cây trâm ổi, cây ngũ sắc...
Thơm ổi là loại cây nhỏ, dạng bụi, cao 1 - 2m. Thân vuông phủ đầy lông nháp và có gai quặp xuống. Cành vươn dài. Lá mọc đối, hình trái xoan, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng đều.
Đây là loại cây nhỏ, dạng bụi.
Cụm hoa thơm ổi mọc ở kẽ lá và đầu cành thành bông có dạng đầu giả hình cầu. Cả cây có mùi hăng đặc biệt. Mùa hoa, quả từ tháng tư đến tháng chín.
Cụm hoa thơm ổi mọc ở kẽ lá và đầu cành thành bông có dạng đầu giả hình cầu.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở đồi, bãi trống, ven rừng. Hiện nay mọi người thường trồng cây để làm cây cảnh vì có hoa đẹp và nở bốn mùa. Hoa cây thơm ổi có các màu đỏ, vàng cam... mọc thành chùm hoa hình cầu gần giống hình đầu rất đẹp.
Cây thơm ổi mọc hoang ở nhiều nơi. Ảnh minh họa
Cây thơm ổi phát tán bằng hạt giống nhờ các loại chim mang đi và một khi đến một khu vực nào đó, chúng dễ mọc và phát triển rất nhanh chóng. Thơm ổi có thể sinh sôi đến mức mà người ta khó diệt được hoàn toàn. Tại Nouvelle Calédonie, cây mọc hoang đến mức chính phủ ra lệnh diệt hết loài cây này dù chỉ giữ một gốc làm cảnh cũng không được phép. Loài này gây cản trở nghiêm trọng đối với tái sinh tự nhiên của mốt số loài khác như cây chai (sal).
Theo y học cổ truyền cả cây thơm ổi đều có tác dụng chữa bệnh. Rễ cây thơm ổi có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt. Lá thơm ổi có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa gãi, rắn cắn. Hoa có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên thông thường người ta chỉ hái lá, hoa và cành về phơi khô để dùng làm thuốc chữa bệnh.
Thơm ổi có nhiều công dụng y học, nhưng quả này có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A.
Tuy nhiên, quả thơm ổi có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu.
Cây hy thiêm vị đắng, tính lạnh, tán phong thấp, chữa đau mỏi cơ thể, bệnh thấp nhiệt, lở chân, tê dại, buốt xương, lưng gối đau mỏi, chữa sốt rét cơn lâu ngày, đầy tức không muốn ăn, bại liệt nửa người.
TẦM BÓP CHỮA BỆNH GAN, TIỂU ĐƯỜNG
Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng dược liệu từ cây sim để trị bệnh, nhưng phải có sự giảm sát của bác sĩ
Cây thảo sống hằng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống.
Theo Y học cổ truyền, bệnh cảm lạnh có tên là Ngoại cảm phong hàn, do cơ thể sức đề kháng yếu, mất cân bằng âm dương làm cho hàn tà dễ xâm nhập.
Thông tin liên hệ
Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024
Liên kết mạng xã hội