Ngày đăng: 30/09/2017  

Tác dụng chữa bệnh của cây Ý dĩ

Thông tin chung

Tên thường gọi: Bo bo
Tên khác: Ý dĩ, Nga ( tên gọi ở Quảng Bình)
Tên tiếng Anh: adlay, adlay millet, Job's tears
Tên khoa học: Coix chinensis Todaro ex Balansa
Tên đồng nghĩa: Coix mayuen Romanet, Coix lacryma-jobi L. var. mayuen (Romanet) Stapf, Coix lacryma-jobi L. ssp. mayuen ( Romanet) T. Koyama
Thuộc họ Hòa thảo - Poaceae

http://data.bachkhoatoanthu.gov.vn/data/dic/images/3_1409_1632841703433906250.JPG

Mô tả

Cây thảo sống hằng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống. Hoa đơn tính cùng gốc: bông hoa đực ngắn, màu lục nhạt, trông tựa một nhánh của bông lúa; hoa cái thì nằm trong một lá bắc dày và cứng, từ màu xanh chuyển sang màu nâu tím đến đen. Quả hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi một lá bắc cứng (thường gọi nhầm là vỏ).

Hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10.

Nơi sống và thu hái

Loài của Á châu nhiệt đới, mọc hoang và cũng thường được trồng ở bờ nước, bãi, ruộng. Trồng bằng quả. Người ta thu hoạch cây khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy khô, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Cắt rễ, đem rửa sạch rồi phơi khô.

Cách dùng

Dùng sống thì thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt; sao vàng thì tính bình, bổ tỳ vị, ngừng tả lỵ, chữa phù thũng, tê thấp, phụ nữ bạch đới...

Thành phần hóa học

Hạt chứa hydrat carbon, protid, lipid và nhiều acid amin như leucin, tyrosin, histidin, lysine, arginine, coicin, glutamic acid. Trong chất béo có coixenolide và coixol, sitosterol, dimethyl glucosid. Ở Trung Quốc, hạt Ý dĩ có acid myristic, campesterol,... Rễ chứa protid, lipid và tinh bột.

Tính vị, tác dụng

Theo đông y ý dĩ vị ngọt nhạt, có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp, thanh nhiệt, bổ phổi, trừ mủ; thường dùng chữa viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột thừa, viêm ruột mạn tính, bạch đới, khí hư, phù thũng, tê thấp, ung thư phổi và dạ dày, áp xe phổi...

Hạt có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế. Rễ có vị đắng, ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, kiện tỳ, sát trùng. Lá có tác dụng noãn vị và ích khí huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

1. Hạt dùng chữa: áp xe phổi, ruột thừa; viêm ruột ỉa chảy, bạch đới; phong thấp sưng đau; loét dạ dày, loét cổ tử cung; mụn cóc, eczema. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Ý dĩ là thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho phụ nữ sinh đẻ.

Do Ý dĩ có nhiều lipid, protid hơn Gạo, nhiều protid hơn bột Bắp, nên người ta dùng hạt đã giã trắng để thổi cơm, cũng thơm, dẻo và ngon như cơm nếp. Hoặc kết hợp với hạt Sen. Mộc nhĩ để hầm với thịt gà ăn vừa ngon vừa bổ. Cũng dùng nấu chè, ăn ngon như chè gạo nếp.

2. Rễ dùng chữa: Viêm nhiễm đường niệu, sỏi thận; thủy thũng, phong thấp đau xương, trẻ em ỉa chảy, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, kinh bế; trừ giun đũa, đau bụng giun. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc

Vàng da: Rễ Ý dĩ sắc nước uống, hoặc dùng rễ ý dĩ 60g, Nhân trần 30g, thêm ít đường nấu uống, 3 lần trong ngày.

Giun đũa: Rễ Ý dĩ 15g, giã ra hòa với rượu uống.

Ung thư phổi, dạ dày, đại tràng: Hạt bo bo sao vàng 100 g. Sắc uống ngày một thang.

Ung thư dạ dày: Hạt bo bo sao vàng, tán bột, ngày uống 40 g.

Trẻ em rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, đái đục: Hạt bo bo 12 g, hoài sơn đồ sao 10 g tán bột, cho ăn mỗi lần 6-7 g hòa với nước cơm, ngày ăn 2-3 lần.

Tiêu chảy mạn tính: Hạt bo bo sao vàng 50 g, hạt sen sao vàng 40 g, sa nhân 5 g. Tất cả đem tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần với nước cơm, mỗi lần 10-15 g.

Phụ nữ khí hư, bạch đới: Hạt bo bo sao vàng 20 g, rễ cây bấn trắng 20 g sao vàng. Sắc uống ngày một thang.

Tê thấp, đau lưng, mỏi khớp: Hạt bo bo sao vàng 30 g; thổ phục linh, cẩu tích, tỳ giải đều 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Phù nề, đái đục: Rễ cây bo bo, tỳ giải, thổ phục linh, hạt cây mã đề (xa tiền tử) đều 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Chú ý: Người có thai khi dùng Ý dĩ phải rất cẩn thận.

Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, BVN, Ykhoanet.com


Từ khoá:  ý dĩ, ý dĩ nhân
Những bài liên quan
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY SIM

Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng dược liệu từ cây sim để trị bệnh, nhưng phải có sự giảm sát của bác sĩ

HOA NGUYỆT QUẾ VÀ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA HOA NGUYỆT QUẾ

Nguyệt quế là nguồn cung cấp một loại gia vị trong ẩm thực từ lá, được dùng để tạo hương vị trong nấu ăn. Nó cũng là nguồn để làm vòng nguyệt quế của người Hy Lạp cổ đại.

13 loại rau thơm có tác dụng chữa bệnh, chúng ta nên biết

Rau thơm là gia vị phù hợp cho bữa ăn. Nhưng những loại rau ấy đã góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.

CÂY TRÂM ỔI CHỮA BỆNH

CÂY TRÂM ỔI CHỮA BỆNH

TÁC DỤNG CỦA VE SẦU

TÁC DỤNG CỦA VE SẦU


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa