Các bài thuốc từ cây chòi mòi
1. Chữa Ỉa chảy: dùng vỏ Chòi mòi, vỏ cây Van núi và Gáo tròn, mỗi thứ đều nhau, độ một nắm, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia ra uống 2-3 lần trong ngày. (theo: bacsitructuyen.com).
2. Thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh: dùng vỏ Chòi mòi và vỏ Dứa thơm (lấy 7 miếng vỏ Chòi mòi dài 5-6cm, rộng cỡ 2 đốt lóng tay và lượng vỏ Dứa thơm cũng tương đương) cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng uống để lấy lại sức, giữ da dẻ sau khi sinh.(theo: bacsitructuyen.com).
3. Ðiều kinh: dùng cành non Chòi mòi với rễ Ðu đủ, mỗi thứ một nắm to (50g) cho vào 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ lấy nước uống trong ngày.(theo: bacsitructuyen.com).
4. Chữa Ðau đầu: dùng lá Chòi mòi tươi giã ra đắp vào thóp thở trẻ sơ sinh và vào đầu trẻ em bị cảm cúm.
Công dụng
a-Lá và quả chồi mồi dùng làm rau:
-Lá chồi mòi non có vị hơi chát và hơi chua được dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc xào chung với các loại rau tập tàng khác. Tuy nhiên hiện nay cây chồi mòi không còn nhiều nên ít ai lưu ý tới loại rau này.
-Quả chồi mồi non có vị chua nên được dùng làm rau ghém để tăng khẩu vị cho món rau rừng. Nguyên chùm quả kể cả cuống và quả đều ăn được. Đây là loại rau chua rất hấp dẫn.
-Quả chồi mồi già có thể dùng làm nguyên liệu lấy chất chua nấu canh.
b-Quả chồi mòi chín dùng để ăn chơi:
Quả chòi mòi khi chín có hạt cứng, phần vỏ quả chuyển thành màu đen, phần thịt quả mọng nước có màu tím. Quả có vị chua ngọt dùng để ăn chơi, rất được trẻ em và các côn thôn nữ ưa thích.
c-Dùng cây chòi mòi làm cây cảnh
Do cây chòi mòi có nhiều cành cong queo, sống nhiều năm (50-60 năm), có hoa và quả đẹp nên được dùng làm cây cảnh rấp phổ biến ở Việt Nam, Đông Nam Á và Trung Quốc.
Loài cây cảnh thường trồng ở dạng Bon sai ở Việt Nam là cây Chòi mòi bụi (Antidesma fruticosa (Lour) Muell-Arg).
d- Các bộ phận cây chồi mồi dùng làm thuốc
Theo Đông y các bộ phận cây chồi mòi có tình vị và tác dụng như sau:
-Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.
-Cành non dùng để điều kinh.
-Vỏ cây chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ.
-Hoa chữa tê thấp.
-Quả có vị chua, ăn được, dùng để chữa ho, sưng phổi.
Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn.
Theo Đông y thì rau dớn có tính m&a
Bao năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng sử dụng lá bép làm rau ăn và thời gian gần đây mang ra chợ miền núi
Công dụng của sâm đại hành
TÁC DỤNG CỦA VE SẦU
TÁC DỤNG CỦA TRÁI NHÀU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
Thông tin liên hệ
Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024
Liên kết mạng xã hội