Ngày đăng: 17/09/2017  
Đưa y học cổ truyền đến gần dân hơn

  Có thể nói, việc triển khai khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền về tuyến cơ sở đã tạo cơ hội cho người dân lựa chọn thêm một phương pháp điều trị khác ngoài Tây y, nhất là những bệnh nhân có bệnh mạn tính, phải điều trị dài ngày, không phải đi lại xa xôi, tốn kém nhiều vì được bảo hiểm y tế chi trả.
  Tuy nhiên theo bác sĩ Nguyễn Văn Nghị, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai, cho biết công tác khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền ở tuyến cơ sở còn gặp không ít khó khăn. Theo quy định của Bộ Y tế, tại trạm y tế xã, phường phải có 30% trên người bệnh khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền nhưng hiện tại Đồng Nai mới chỉ đạt 15-20%.
Nguyên nhân chính là do còn thiếu một lượng lớn bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền. Hiện toàn tỉnh chỉ có khoảng 50% trạm y tế xã, phường có đủ bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền. Các trạm y tế còn lại dù có triển khai khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền nhưng do thiếu bác sĩ, những nhân viên y tế trực tiếp làm lại thiếu giấy chứng chỉ hành nghề nên bệnh nhân không được thanh toán bảo hiểm y tế. Từ đó dẫn đến nghịch lý, người dân muốn vào khám, chữa bệnh y dược cổ truyền ở gần nhà thì phải đóng tiền; muốn hưởng bảo hiểm y tế phải di chuyển lên bệnh viện tuyến huyện. Đây là một rào cản rất lớn cho việc phát triển y dược cổ truyền về tuyến cơ sở.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nghị cho rằng hiện nay việc thu hút bác sĩ y học cổ truyền về làm việc ở tuyến tỉnh, tuyến huyện còn khó, nhiều bệnh viện vẫn còn thiếu, huống chi tuyến xã. Nếu ở tuyến cơ sở, bảo hiểm y tế cũng áp dụng tiêu chuẩn như tuyến tỉnh, huyện là rất khó, đây là quy định cần phải tháo gỡ. Thiết nghĩ, ở các xã vùng sâu, vùng xa nên có đặc cách cho y sĩ y học cổ truyền được khám, chữa bệnh y dược cổ truyền. Bởi lẽ, những kỹ thuật y học cổ truyền chuyển giao về tuyến xã rất đơn giản, dễ phổ cập, ít đòi hỏi phương tiện cầu kỳ, phức tạp, một y sĩ y dược cổ truyền cũng có thể làm được.
Ngoài ra, theo bác sĩ Nghị, các trạm y tế xã chưa có bác sĩ y học cổ truyền nên hợp đồng theo thỏa thuận với lương y đã có chứng chỉ hành nghề để khám, chữa bệnh y dược cổ truyền tại trạm y tế. Theo đó, phải có cơ chế khuyến khích họ tham gia bằng cách cử đi học nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, chế độ khen thưởng...Giải được bài toán về nhân lực và tháo gỡ những bất cập trong quy định của bảo hiểm y tế thì người dân mới được hưởng lợi khi đến khám, chữa bệnh y dược cổ truyền ở tuyến xã; nâng tỷ lệ người dân khám, chữa bệnh y dược cổ truyền ở tuyến cơ sở lên cao.
Ngọc Thư

Những bài liên quan
TỬ CHÂU

Cây nhỡ cao 3-5m, các cành non hơi vuông phủ lông hình sao rậm dạng bông hay len màu xám nhạt.

MUA TÉP

Cây thảo sống nhiều năm cao 3-10cm; nhánh mảnh, vuông. Lá có phiến thuôn hay hẹp, dài 3-7cm, có lông nằm.

Chè dây

Chè dây là một cây thuộc họ nho, tên khoa học là Ampelopsis, cây thường mọc hoang trong rừng, leo lên thân cây khác để phát triển. Từ lâu chè dây đã quen thuộc và được mọi người sử dụng rất phổ biến

Cây An soa

Theo y học cổ truyền, Chức năng chính của cây an xoa là hổ trợ giải độc gan,  viêm , sưng tấy ở hệ  ruột.,  tất cả các bệnh về gan cây an xoa đều hổ trợ tốt, giúp gan  phục hồi lại chức năng,  kèm theo kích thích tuần hoàn, tiêu hóa  tốt, ăn được, ngủ được.

Cây ổi

Ổi rất giàu các chất chống oxy hóa, vitamin C, kali và chất xơ. Những thành phần dinh dưỡng này chính là những yếu tố làm nên lợi ích nhiều mặt về sức khỏe của trái ổi.


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.

Giờ khám bệnh
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h30 – 17h00
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa