Ngày đăng: 10/10/2014  
BÀI TUYÊN TRUYỀN SỞI - RUBELLA
Bệnh Sởi và Rubella là những bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi và rubella gây nên. Bệnh rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng, tuy nhiên nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh và nhiễm rubella bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Hội chứng rubella bẩm sinh bao gồm các dị tật tim, đục thủy tinh thể, xương thủy tinh và nhiều trường hợp mắc đa dị tật.
          Triệu chứng của bệnh sởi và rubella
          Bệnh rubella và bệnh sởi có triệu chứng phát ban khá giống nhau. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của rubella thường nhẹ hơn, chỉ biểu hiện rõ khi bệnh toàn phát.
          - Bệnh sởi thường gặp ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, thời gian ủ bệnh từ 7 đến 10 ngày. Bệnh khởi phát trong 2 đến 3 ngày với các triệu chứng: Sốt đột ngột từ 38ºC trở lên, mắt ướt, kèm nhèm, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy… Khi bệnh toàn phát, sẽ sốt cao 38,5 đến 39ºC, li bì, mệt mỏi, các ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan ra mặt, cổ xuống thân mình, tứ chi trong 1 đến 2 ngày. Bệnh sẽ lui khi hết sốt, ban bay dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da.
          - Bệnh rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thời gian ủ bệnh từ 12 đến 14 ngày, khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, các dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, ỉa lỏng… nhưng gần như không thấy. Khi bệnh toàn phát, các biểu hiện mới rõ như mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước dãi và rõ ràng nhất là nổi mẩn đỏ trên da giống như bệnh sởi. Trẻ ít khi nằm li bì, xung huyết mắt, da mặt, hạch to ở dọc hai bên cổ, không đau. Các nốt ban trên da dạng chấm đỏ rải rác, mọc không có quy luật. Có thể thấy đau khớp. Khi bệnh lui sẽ hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại các dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau 1 tuần.
          Biến chứng của bệnh sởi và rubella
          Rubella do nhóm siêu vi khuẩn thông thường gây ra, nên hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nếu mắc rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ, 90% trẻ được sinh ra bị dị tật, thể trạng kém và dễ mắc các bệnh, như: điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to…
          Còn sởi do virus có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu, như: sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp của sởi là do sự nhân lên của virus hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Một số biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
          Biện pháp phòng bệnh
            Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi và rubella, do vậy biện pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng bệnh.
          - Phòng ngừa rubella: Tiêm chủng cho trẻ vaccine rubella. Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm khi trẻ ở độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm một liều duy nhất, nhưng chỉ được có thai sau tiêm vaccine này ít nhất 3 tháng.
          - Phòng bệnh sởi: Phòng bệnh sởi bằng cách cho trẻ tiêm phòng vaccine  sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu tiêm 1 mũi đảm bảo đủ liều lượng, chỉ giúp bảo vệ trẻ khoảng 80%. Tiêm đủ 2 mũi có thể tạo miễn dịch cho trẻ tới 99%.
           Từ tháng ngày 10/10/2014 đến tháng 01/2015 sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phối hợp sởi - rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho toàn bộ trẻ từ 1-14 tuổi. Việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella góp phần khống chế bệnh sởi, rubella tại cộng đồng, đồng thời làm giảm gánh nặng bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh, tiến tới loại trừ bệnh rubella trong tương lai.
BS HOÀI ((Theo TRẠM Y TẾ) TRẠM Y TẾ)

Từ khoá:  Bệnh Sởi và Rubella
Những bài liên quan
TÌM HIỂU VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Mục đích của việc điều trị bệnh nhân tăng huyết áp là giảm tối đa nguy cơ dài hạn bị các biến chứng tim mạch và tử vong.

TÌM HIỂU VỀ NHÂN XƠ TỬ CUNG

Em 26 tuổi, đi siêu âm ỏ bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, bác sĩ cho biết bị nhân xơ tử cung (kích thước 29mm x 28mm). Nhân xơ có khác gì u xơ không?

Bệnh Rubella

Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày, thường lây lan qua dịch từ mũi và cổ họng. Bệnh do virus rubella gây nên, ảnh hưởng tới da và các hạch bạch huyết.

ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO

Các triệu chứng nghi lao như ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, gầy sút cân hoặc ra mồ hôi đêm kéo dài, kém ăn, mệt mỏi...

Khuyến cáo phòng chống bệnh Sởi

Khuyến cáo phòng chống bệnh Sởi


Ghi chú: Quý bệnh nhân có thể nhấn vào link trên để đặt lịch hẹn khám bệnh ưu tiên từ 7h đến 11h vào những ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.



Giờ làm việc
Thứ 2 đến thứ 6:
   - Sáng: 07h00 – 11h30
   - Chiều: 13h00 – 16h30
Thứ 7, CN & ngày lễ trực cấp cứu 24/24.



Mã số:
Xem bệnh sử và tình hình sức khoẻ cá nhân.


Thông tin liên hệ

Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Số 224 Đường Phan Chu Trinh, TT Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về YteVinhCuu © 2011-2024

Phát triển bởi: HoSyAnh & KhaLa