Chữa thấp khớp bằng các loại cây cỏ quanh nhà
Bệnh thấp khớp là một bệnh khá phổ biến và là một trong những căn bệnh khó chữa. Y học cổ truyền có những vị thuốc, bài thuốc hay có thể hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp. Sau đây là một số loại cây cỏ có tác dụng điều trị bệnh thấp khớp
1. Cây cỏ xước
Theo Đông y, cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình (có tài liệu nói tính mát), tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viên tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
Cây hy thiêm
Hy thiêm vị đắng, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau. Ngoài ra còn giã nát đắp tại chỗ bị nhọt độc, ông đốt, rắn cắn.
3. Cây hoa trinh nữ
Xấu hổ là vị thuốc nam quý có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc,thường dùng trị: Suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản; Suy nhược thần kinh ở trẻ em; Viêm kết mạc cấp; viêm gan, viêm ruột non; Sỏi niệu; Phong thấp tê bại; huyết áp cao. Dùng ngoài trị chấn thương, viêm mủ da. Dùng tươi giã đắp. Rễ cây cũng được dùng uống trị sốt rét, kinh nguyệt khó khăn, hen suyễn, dùng gây nôn. Hạt dùng trị hen suyễn và gây nôn.
4. Lá lốt
Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, tác dụng của lá lốt chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu (có lẽ vì thế mà được dùng với thịt bò nướng vốn khó tiêu), đau đầu vì cảm lạnh…
5. Ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều.... Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu.
Phối hợp 5 loại cây cỏ trên mỗi thứ 20g, nấu nước uống hàng ngày như nước trà
Bs Phan Lê Ý